Đánh giá mức độ CBTT của các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả biến phụ thuộc

Biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chỉ số CBTT 70 0,74 0,96 0,866 0,0521

Nguồn: tính toán của tác giả

Nhìn vào kết quả bảng 4.1, ta thấy chỉ số CBTT của các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE đạt trung bình 0.866 (86,6%) so với mức độ CBTT đầy đủ là 1 (100%), có thể đánh giá mức độ CBTT của các doanh nghiệp còn thấp so với yêu cầu bởi vì thông tin trên BCTC là thông tin bắt buộc các đơn vị phải tuân thủ trong việc công bố.

Giá trị lớn nhất của chỉ số CBTT là 96% và giá trị nhỏ nhất của chỉ số CBTT là 74%. Điều này cho thấy mức chênh lệch CBTT của các doanh nghiệp niêm yết còn khá lớn (độ lệch chuẩn 0.0521). Việc tuân thủ CBTT giữa các doanh nghiệp còn chưa đồng nhất, vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp niêm yết CBTT thấp. Điều này cũng có thể lý giải tại sao có sự chênh lệch số liệu trước và sau khi kiểm toán.

Ngoài ra, dùng Excel phân tích tần suất cũng cho kết quả về CBTT chi tiết theo từng mục thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE qua các năm từ năm 2017 đến năm 2018 như sau:

- Các mục thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ báo cáo, đơn vị tiền tệ, Chuẩn mực đang áp dụng thì mức công bố đạt trung bình 100% tức hoàn thiện về yêu cầu CBTT trừ mục thông tin “Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính”. Đối với mục thông tin này, phần lớn các doanh nghiệp không có công bố, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp xem như trong kỳ không có đặc điểm hoạt động nào ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, mặc dù những vấn đề này không phát sinh thì doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm giải trình trong BCTC của doanh

nghiệp.

- Đối với các mục thông tin về chính sách đang áp dụng, 100% doanh nghiệp công bố đầy đủ các nội dung về nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền, nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho, nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, mức độ CBTT đối với nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các mục thông tin về các chính sách đang áp dụng.

- Bên cạnh đó, có thể nhận thấy 100% doanh nghiệp đều phát sinh các khoản tiền và tương đương tiền trong kỳ, do đó các doanh nghiệp đều công bố khoản mục này trên bảng CĐKT. Tuy nhiên, ở phần thuyết minh tiền và tương đương tiền thì các doanh nghiệp chưa thực hiện chặt chẽ. Có doanh nghiệp công bố chi tiết các khoản tiền gửi, các ngân hàng gửi tiền, các khoản ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam. Nhưng cũng có một số doanh nghiệp không công bố chi tiết các thông tin về ngân hàng gửi tiền, đối với trường hợp này, mức độ CBTT được đánh giá là “Không công bố”. Tương tự, như đối với chi tiết của một số khoản mục như: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, ... Mặc dù 100% doanh nghiệp đều có công bố các khoản mục này trên bảng CĐKT, nhưng trong thuyết minh, một số doanh nghiệp vẫn không tuân thủ trong việc công bố các thông tin này làm cho mức độ CBTT không cao.

- Ngoài ra, mặc dù đã có quy định hướng dẫn về trích lập dự phòng như trong Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính (BTC) hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp và Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng nội dung trích lập dự phòng. Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính (BTC) đã ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC (TT200) hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Thông tư này thay thế toàn bộ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về chế độ kế

toán doanh nghiệp và Thông tư số 202/2014/QĐ-BTC về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất. Thông tư 200 được xem là quy định có thay đổi lớn nhất trong chín năm qua, được xem là sẽ có ảnh hướng lớn đối với BCTC của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm đến việc trích lập các khoản dự phòng nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt quản lý cũng như dự tính bù đắp các khoản tổn thất về tài sản trong kỳ kinh doanh. Đó là các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính; dự phòng phải thu khó đòi; dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả. Theo đó, Thông tư 200 có những thay đổi trong quy định kế toán ghi chép nội dung các khoản dự phòng. Tuy nhiên, Thông tư 200 có hiệu lực thi hành cho năm tài chính 2015.

+ Về các khoản đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào chứng khoán khác dưới dạng cổ phiếu của các công ty cổ phần chưa niêm yết, đấu giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết nên không có giá tham khảo cho việc trích lập dự phòng, do đó đa số các doanh nghiệp đều lấy lý do là chưa có cơ sở định giá để không phải trích lập dự phòng tài chính nhằm tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ. Cũng như thông tin phản ánh của báo chí, có thể thấy các doanh nghiệp thường dùng dự phòng như là công cụ để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ theo ý muốn mà không quan tâm đến việc tuân thủ công bố theo quy định. Qua đó, ta thấy: Mức độ CBTT dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn và mức độ CBTT dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn đều nằm ở mức CBTT không cao.

- Đối với các mục thông tin về Báo cáo KQHĐKD và thuyết minh KQHĐKD, đa số các khoản mục đều được CBTT tương đối đầy đủ.

- Đối với các mục thông tin về Báo cáo LCTT và các nội dung khác, có thể nhận thấy 100% doanh nghiệp đều CBTT về các nguồn lưu chuyển của dòng tiền. Riêng đối với các nội dung khác như chi tiết các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo LCTT, Nợ tiềm tàng, những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đều có mức độ CBTT thấp.

hiện đếm dữ liệu công bố của các doanh nghiệp trong các năm 2017, năm 2018, tác giả nhận thấy việc đếm dữ liệu tương đối khó khăn, một mặt do các doanh nghiệp báo cáo với các hình thức khác nhau, chưa thống nhất ở tất cả các doanh nghiệp, một mặt do quy định về lập BCTC chưa rõ ràng, nên các doanh nghiệp còn tùy tiện trong việc CBTT. Ví dụ như chưa có quy định thế nào là công bố chi tiết của một khoản mục, các khoản mục cần phải công bố trong BCTC vẫn chưa đầy đủ để đáp ứng nhu cầu về thông tin của người sử dụng. Điều này cũng gây cản trở trong việc đưa ra con số chính xác về mức độ CBTT của các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE.

Tóm lại, đánh giá mức độ CBTT của các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE, có thể nhận thấy: mặc dù các chỉ mục CBTT mang tính bắt buộc nhưng mức độ CBTT còn thấp. Nhiều chỉ tiêu quan trọng trên thuyết minh BCTC chưa được doanh nghiệp trình bày hoặc trình bày không đầy đủ, thông tin công khai trên BCTC chưa phản ánh đúng tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho TTCK chưa đạt được sự minh bạch, công khai, công bằng đối với các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin.

4.2.2. Bất cân xứng thông tin trên TTCK và những giao dịch gây thiệt hại cho các cổ đông bên ngoài, cổ đông nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)