Phân tích mô hình nghiên cứu và kiểm định giả thuyết thông qua các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

3.5.1. Biến QMDN.

Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều cách khác nhau và không có lý do quan trọng hơn để thích cách này hơn những cách khác (Cooke, 1992). Một số cách đo lường quy mô có trong các nghiên cứu bao gồm: Doanh thu năm; tổng tài sản; tài sản cố định; vốn chủ sở hữu; vốn sử dụng và giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Trong mô hình nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn cách đo lường trên tổng tài sản. Thông thường không có sự tương quan cao giữa chúng với nhau nên các biến đo lường sẽ được chuyển sang tính Logarit: Logarit của tổng tài sản.

3.5.2. Biến KNSL.

Một số cách đo lường khả năng sinh lời được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu trước bao gồm lợi nhuận ròng/doanh thu; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận; tốc độ tăng trưởng cổ tức; sự ổn định cổ tức; tỷ lệ thu nhập và lợi nhuận; tỷ lệ lợi nhuận/tài sản.

biến khả năng sinh lời.

3.5.3. Biến KNTT.

Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn; Khả năng thanh toán nhanh; Khả năng thanh toán tức thời. Tác giả lựa chọn khả năng thanh toán ngắn hạn để phân tích trong luận văn.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ bảo đảm của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản mà doanh nghiệp thực có và doanh nghiệp tiến hành hoán chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.

3.5.4. Biến DBN.

Tỷ lệ đòn bẩy nợ dùng để đánh giá mức độ nợ của công ty. Các tỷ lệ đòn bẩy nợ phổ biến nhất là tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ đơn giản là tổng nợ/tổng tài sản.

Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là thước đo mối quan hệ giữa vốn đóng góp của chủ nợ và vốn đóng góp của chủ sở hữu, điều đó cũng cho thấy mức độ vốn chủ sở hữu có thể thực hiện nghĩa vụ của một công ty cho các chủ nợ trong vấn đề thanh khoản. Có nhiều cách để tính tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, vì vậy việc xác định rõ loại nợ và loại vốn được sử dụng khi tính tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu rất quan trọng.

Trong bài luận văn, tác giả sử dụng tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản để đo lường biến đòn bẩy nợ.

3.5.5. Biến TUOI.

Để đo lường biến thời gian hoạt động, tác giả đã tính theo thời gian hoạt động thực tế của doanh nghiệp từ lúc thành lập đến thời điểm nghiên cứu: Thời gian tính theo năm từ lúc doanh nghiệp bắt đầu thành lập.

3.5.6. Biến CTKT.

Chủ thể kiểm toán nhận giá trị 1 nếu công ty kiểm toán nằm trong nhóm Big4, nhận giá trị 0 nếu công ty kiểm toán nằm trong nhóm còn lại.

Bảng 3.2. Bảng thống kê các biến trong mô hình

Nhân tố Biến mã hóa Thang đo

Quy mô doanh nghiệp QMDN Logarit cơ số 10 của tổng tài sản

Biến độc lập Khả năng thanh toán KNTT

Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản ngắn hạn / Tổng nợ phải

trả ngắn hạn

Đòn bẩy nợ DBN Nợ phải trả / Tổng tài sản

Khả năng sinh lời KNSL ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Thời gian hoạt động TUOI Số năm kể từ ngày thành lập

Chủ thể kiểm toán CTKT =1 nếu chọn Big4 =0 nếu không chọn Big4

Biến phụ thuộc Mức độ công bố thông

tin trong BCTC CBTT Chỉ sô CBTT (Ij) (Công thức 3.3)

3.6. Cách xử lý dữ liệu.

Theo danh sách công ty niêm yết tại trang web của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, chọn 35 doanh nghiệp thương mại đạt yêu cầu của mẫu chọn như đã nói trên. Công việc thu thập số liệu sẽ được thực hiện lần lượt qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tải BCTC của các doanh nghiệp được chọn về, kiểm tra ngày niêm yết đầu tiên và số báo cáo trong BCTC theo các yêu cầu đã được nêu ở phần chọn mẫu.

Bước 2: Tiến hành ghi mã. Nhập dữ liệu vào phần mềm Microsoft Office Excel, khoản mục nào được công bố sẽ được nhận giá trị 1, còn ngược lại sẽ nhận giá trị 0 hoặc không nhập liệu ở mỗi chỉ mục thông tin thuộc bộ chỉ mục đã được xây dựng. Nếu có một số chỉ mục không xuất hiện và nghi ngờ không trình bày được đánh số 2 và xem xét lại mối tương quan với các chỉ mục khác để xác định xem thực sự doanh nghiệp có nghiệp vụ phát sinh mà không trình bày (để đánh lại số 0) hoặc thực sự không có nghiệp vụ phát sinh (sẽ không đánh giá trị)

Bước 3: Kiểm tra dữ liệu:

Trước tiên sử dụng cách kiểm tra dữ liệu đơn giản ngay trên cửa sổ dữ liệu bằng cách dùng lệnh Sort Case sắp xếp dữ liệu giảm dần, kiểm tra lại các giá trị không phải là 0 và 1, chú ý đến các giá trị 2 (hoặc các giá trị khác 0 và 1) để kiểm tra lại xem thực sự có hay không có phát sinh, hay các giá trị khác do nhập nhầm.

Tiếp theo, một số chỉ mục khó phân định là không có trình bày hay không có nghiệp vụ phát sinh, phải tiến hành kiểm tra trong mối tương quan giữa các chỉ mục với nhau.

Bước 4: Tính toán các biến: chỉ số công bố thông tin Ij và các biến độc lập khác

Kết quả sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Eviews kết hợp cùng với phần mềm Microsoft Office Excel.

Quy trình được tiến hành thông qua các phương pháp phân tích sau:

+ Phân tích thống kê mô tả: dùng để mô tả về hiện tượng hoặc những đặc điểm, tính chất liên quan đến tổng thể nghiên cứu. Chủ yếu đi sâu thống kê mô tả đối với mức độ CBTT chung và thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT.

+ Phân tích tương quan: dùng để kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình, giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Khi hệ số tương quan từ 0.5 trở lên thì hai biến được coi là có mối tương quan chặt chẽ. Nghiên cứu này sử dụng hệ số Pearson để kiểm định mối quan hệ giữa các biến và phát hiện vấn đề đa cộng tuyến giữa chúng. Đa cộng tuyến xảy ra khi hai hay nhiều biến độc lập có mối tương quan với nhau rất cao.

+ Phân tích hồi quy đa biến: dùng để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng. Kiểm định tính phù hợp của mô hình thông qua các kiểm định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển.

Thông qua thống kê mô tả và các phương pháp kiểm định dữ liệu, tính toán các tham số cơ bản, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp tương quan và hồi quy tuyến tính để tìm ra yếu tố thực sự ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)