7. Cấu trúc củacông trình nghiên cứu
1.2. Thực trạng củavăn hóapháp luậtViệt Nam hiện nay
Trong tiến trình hội nhập và phát triển, Việt Namđang nỗ lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm hiện đại hóa đất nước, trong đó xây dựng nhà nước pháp quyền được xác định là một mục tiêu quan trọng.Nhưng một thực trạng đáng báo động là văn hóa pháp luậtViệt Nam hiện nayđang bộc lộ nhiều tiêu cực. Cách hành xử không thượng tôn pháp luật đang diễn ra hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng,dướinhiều hình thứcbiểu hiện đa dạng và phức tạp. Tình trạng này không chỉ diễn ra đối với một bộ phận không nhỏ người dân,mà cả các cơ quan công quyền, trong đó các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luậtcũng không phải là ngoại lệ. Đây chính là một lực cản rất lớn trong việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong bối cảnh ấy, việc chỉ ra thực trạng văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay để từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trở thành một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Để nhận diện thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, trong phạm vi hạn chế của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, chúng tôi không có điều kiện về thời gian và kinh phí để thực hiện sự khảo sát bằng phương pháp điều tra xã hội học trên các nhóm đối tượng,mà chỉ căn cứ trên cứ liệu là những thông tin được đăng tải trên báo chí, bởi với hàng trăm tờ báo được xuất bản hàng ngày, kể cả báo in và báo điện tử, thìđây là một kênh thông tin phong phú, đa diện,phản ánh nhanh nhạy và kịp thời mọi diễn biến của đời sống hàng ngày. Khảo sát qua công cụ tìm kiếm Googolecũng cho thấy các cụm từ liên quan đến thái độ và hành vi ứng xử với pháp luật xuất hiện với một số lượng rất lớn trên các phương tiện thông tin báo chí. Điển hình là các cụm từ như:“không tuân thủ pháp luật”: 97.100 lượt; “coi thường pháp luật”: 1.280.000 lượt; “vi phạm pháp luật”: 23.500 lượt; “nhờn luật”: 19.600 lượt; “thách thức pháp luật”: 204.000lượt; “luật rừng”: 142.000 lượt; “lách luật”: 187.000 lượt; “phép vua thua lệ làng”: 169.000lượt; “chạy án”: 184.000lượt, “nạn mãi lộ”: 41.000 lượt…Dù những con số này, do sự trùng lặp có thể là nhiều lần nên không thể là căn cứ để có thể đưa ra nhữngkết
luận chính xác,song dù có trừ đi một số phần trăm đáng kể do sự trùng lặp thì cũng không thể không coi đây là những “con số biết nói” về một thực trạng đáng báo động trong thái độ và hành vi ứng xử với pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, khoa học và sự tin cậy của thông tin, chúng tôi đã lựa chọn các bài báo tiêu biểu để khảo sát, dựa trên các tiêu chí sau đây:
a) Những bài báo được đăng tải trên những tờ báo lớn, có uy tín trong công luận như: Pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP HCM, Đời sống & Pháp luật,
Vietnamnet, Dân trí, Lao động, Người lao động, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên, VN Express, Sài Gòn tiếp thị, Doanh nhân Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Nhà báo & Công luận Gia đình & Xã hội,, …
b) Về thời gian: lựa chọn những bài báo phản ánh những sự việc xẩy ra trong thời gian khoảng ba năm gần đây, đặc biệt ưu tiên hơn cho những bài báo phản ánh những sự việc còn nónghổi tính thời sự.
c) Về nội dung: lựa chọn những bài báo phản ánh trực tiếp vềthực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật biểu hiện qua hai phương diện chủ yếu: 1) Ý thức và hành vi ứng xử với pháp luật; 2) Hệ thống và các thiết chế thực thi pháp luật.
d) Về tính chất của sự việc: lựa chọn những bài báo phản ánh những sự việc nổi cộm được nhiều người quan tâm, gây nhiều phản ứng và bức xúc trong dư luận xã hội.
Với các tiêu chí trên, trong số cả hàng trăm bài báo đề cập đến những vấn đề liên quan, chúng tôi đã lựa chọn gần 200 bài báo làm cứ liệu để khảo sát nhằm đem lại một cái nhìn từ cận cảnh đến bao quátvềmặt trái của thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay.
Sau đây là phần nhận diện thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay qua việc tổng thuật các bài báo: