Thức và hành vi ứng xử không thượng tôn pháp luật

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật việt nam hiện nay nhìn từ mối quan hệ với văn hóa truyền thống (Trang 26 - 42)

7. Cấu trúc củacông trình nghiên cứu

1.2.1 thức và hành vi ứng xử không thượng tôn pháp luật

Để nhận diện ý thức và hành vi pháp luật với tư cách là các lĩnh vực biểu hiện trực tiếp của văn hóa ứng xử với pháp luật, chúng tôi khảo sát vấn đề đối với cả hai đối tượng: người dân – đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật và các cơ quan công quyền – đối tượng chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Các cứ liệu khảo sát cho thấy, thực trạng về các hành vi ứng xử không tôn trọng pháp luật ở

nước ta hiện nay đang diễn ra ở mức độ trầm trọng đáng báo động. Trong gần 100 bài báo được khảo sát, có thể thấy các cụm từ như: “không tuân thủ pháp luật”, “vi phạm pháp luật”, “coi thường pháp luật”, “nhờn luật”, “thách thức pháp luật”, “xử kiểu luật rừng”… xuất hiện với một tần suất rất cao để chỉ các hành vi ứng xử không thượng tôn pháp luật diễn ra ở cả hai phía – người dân và các cơ quan công quyền. Những hành vi nàyđã và đang diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, mọi việc, nhưng tiêu biểu và điển hình nhất là trong các lĩnh vực như giao thông, quản lý xây dựng, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi bạo lực và ứng xử “luật rừng”…

1.2.1.1.Vi phạm pháp luật trong lĩnh vựcgiao thông

Nếu như ở các nước văn minh,các hành vi tham gia giao thông nhất nhất đều tuyệt đối tuân thủ pháp luật, thìở nước ta hiện nay, văn hóa giao thông đang ở trong tình trạng hỗn độn đến mức khó kiểm soát, biểu hiện rõ qua việc gia tăng các vụ tai nạn giao thông hàng năm cũng như các hành vi vi phạm luật giao thông đã trở nên phổ biến đến mức trở thành bình thường.Trong ài báo b Ý thức chấp hành luật giao thông kém do đâu?tác giả Bùi Văn Kiên đã chứng minh bằng

những con số cụ thể về sự gia tăng của tai nạn giao thông ở nước ta: “Theo Ủy

ban An toàn giao thông quốc gia, tai nạn giao thông trong 10 năm qua liên tục gia tăng. Nếu như năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.368 người thì đến những năm 1995 - 1996 là 6.000 người và đến năm 2002, con số này đã lên đến 12.989 (và 30.772 người bị thương). Tương tự, 6 tháng đầu năm nay cả nước đã có 6.300 người chết vì tai nạn giao thông - tăng 371 người (5,9%) so với cùng kỳ năm ngoái(và làm bị thương 714 người). Như vậy, bình quân mỗi ngày cả nước có 35 người chết và 48 người bị thương vì tai nạn giao thông - hơn cả số người bị chết vì căn bệnh thế kỷ HIV. Cũng theo Ủy ban ATGT quốc gia, 83,8% số vụ tai nạn do người tham gia giao thông gây ra, trong đó: có 36% chạy quá tốc độ quy định; 17,2% tránh, vượt sai quy định; 13,9% thiếu chú ý quan sát; 6,8% do không đi đúng phần đường; 6,8% sau rượu bia điều khiển phương tiện và 3,1% do đi bộ qua đường không chú ý quan sát”.Từ đó tác giả bài

báo bức xúc: “Công sức, tiền bạc đã được đổ nhiều cho những công việc được

ứng xử, đến mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng hoàn thiện bộ máy kiểm soát, trấn áp, răn đe… Nhưng rồi giao thông công cộng vẫn mang bộ mặt nhếch nhác, hỗn độn và chứa đầy bất trắc, rủi ro... (theo Việt báo).

Về tình hình vi phạm luật giao thông, theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây

dựng ý thức thị dân ở TP.HCM trong tiến trình phát triển đô thị văn minh, hiện đại”, (do TS Nguyễn Hữu Nguyên Viện Nghiên cứu phát triển làm chủ nhiệm,

công bố năm 2009)cho thấy:

-Các hành vi vi phạm Luật giao thông phổ biến là: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy quá tốc độ, không có bằng lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định...

- Về nguyên nhân vi phạm Luật giao thông:có 400 người được hỏi câu này và các lý do chủ yếu được đưa ra là:

1) Vì không thấy công an canh gác (71,8%); 2) Làm theo người khác (55%);

3) Vì vội công việc (54,3%); 4) Vì không bị phạt (28%); 5) Vì luật không nghiêm (27,8%); 6) Vì không biết Luật giao thông (23%); 7)Lý do khác (6,5%).

Như vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm luật giao thông là do không thấy công an canh gác (chiếm 71,8% số người được hỏi). Nhưng điều đáng ngại hơn cả, theo nhóm nghiên cứu, có đến 70% số trường hợp bị xử phạt do vi phạm Luật giao thông rơi vào độ tuổi 20-30. Điều này đã cho phép nhóm nghiên cứu kết luận rằng, giới trẻ là đối tượng vi phạm luật giao thông phổ biến nhất, trong khi đây lại cũng chính là đối tượng có hiểu biết về Luật giao thông.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Hữu Nguyên bày tỏ: “Điều chúng tôi lo lắng hơn thế nữa là tình trạng cố tình vi phạm Luật giao thông ở nhóm người mặc nhiên buộc họ phải hiểu biết về luật lệ và quy tắc ứng xử khi lái xe. Vi phạm Luật giao thông ở tài xế taxi, xe buýt khá phổ biến, trong khi đây là nhóm người mà nghề nghiệp của họ buộc phải hiểu biết về Luật giao thông”.Nhóm nghiên cứu cho biết,qua phỏng vấn 30 tài xế taxi thuộc các hãng có thương hiệu, có đến 25 tài xế trả lời

từng vi phạm Luật giao thông, như quay đầu xe, rẽ vào đường cấm... khi không thấy cảnh sát giao thông. Hậu quả sau đó là gây ra những vụ kẹt xe.

- Về câu hỏi: vì sao có nạn kẹt xe ở thành phố?Có 400 người được hỏi, ngoài các lý do khách quan về đường sá, đèn tín hiệu... thì 62% trong số này nói nguyên nhân chủ quan là do có nhiều người chen lấn, vi phạm Luật giao thông. Còn đối với thái độ ứng xử khi xảy ra tình trạng kẹt xe, gần một nửa số người được hỏi trả lời là họ tìm mọi cách len lách khỏi nơi kẹt xe. Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến nạn kẹt xe càng trầm trọng hơn, khimọi người tự bao vây lẫn nhau đến mức không còn lối thoát…

- Về thái độ đối với các hành vi vi phạm Luật giao thông, nhóm nghiên cứucho biết: chưa đầy 11% trong số người được hỏi phản đối các hành vi vi phạm Luật giao thông,song mức độ phản ứng cũng chỉ dừng ở mức nói vài câu phàn nàn “đi đứng thế à”, “không có mắt à”... Nhóm nghiên cứu giải thích là do tâm lý ngại rắc rối, sợ chuốc lấy phiền phức, thậm chí sợ bị đánh khi buông lời nhắc nhở, lên án những hành vi vi phạm giao thông. Trong khi đó số liệu điều tra cũng cho biết, có gần 30% số người trả lời mặc kệ trước những hành vi vi phạm của những người xung quanh. Điều đó cho thấy, những hành vi vi phạm Luật giao thông ở nước ta hiện nay dù rất phổ biến nhưng vẫn chưa bị cộng đồng lên án đúng mức, thậm chí làm ngơ, coi như việc không liên quan đến mình.

Những kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây chỉ được thực hiện với đối tượng người tham gia giao thông. Vậy phải chăng tình trạng ứng xử tiêu cực, coi thường, vi phạm pháp luậtgiao thông ở nước ta hiện nay chỉ xảy ra ởđối tượng người tham gia giao thông, tức là từ phía người dân – đối tượng chấp hành, còn chủ thể chịu trách nhiệm thực thi pháp luật thì vô can?

Trong số các bài báo mà chúng tôi khảo sát, có một tỉ lệ không ít những bài báo phản ánh về thực trạng một bộ phận người nắm quyền lực công,có vai trò cầm cân nảy mực trong việc thực thi pháp luật trong giao thông (trực tiếp là cảnh sát giao thông)lạichưa hề gương mẫu trong việc chấp hành luật, thậm chí còn góp phần làm choluật giao thông bị vô hiệu hóa. Bằng chứng là nạn “mãi lộ” của cảnh sát giao thông được coi như là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, bởi nó đã trở thành một căn “bệnh nghề nghiệp” mãn tính, gây bức xúc trong dư luận xã

hội đã hàng chục năm mà vẫn chưa được giải quyết triệt để. Loạt bài “Mãi lộ ở

cửa ngõ TPHCM” trên báo Người Lao động ra ngày 8 và 9-12-2009 đã nhận được nhiều tiếng nói đồng tình, cộng hưởng của công luận. Bạn đọc Bùi Văn Phước (Q3, TP.HCM) viết:

“Nạn mãi lộ đã diễn ra từ lâu, cứ có tiền là được bỏ qua các lỗi vi phạm. Đây

là một trong những nguyên nhân chính khiến người ta xem thường luật giao thông, chạy xe quá tải, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến… gây bao cái chết thương tâm cho người khác…Lâu nay, khi nhân dân và báo chí phản ánh, lãnh đạo ngành công an đều nói rằng sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế cuộc sống thấy rằng tệ nạn này ngày càng trở nên công khai trắng trợn.Như vậy, việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ nghiêm khắc, nên vẫn có người tìm mọi cách để nhận mãi lộ”.

Bạn đọc Lê Đức Minh (Biên Hòa, Đồng Nai) cũng đồng tình khi cho rằng, “việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ nghiêm khắc, nên vẫn có người

tìm mọi cách để nhận mãi lộ. Trong việc xử lý nạn mãi lộ, nếu người chỉ huy và ngành công an làm kiên quyết sẽ được nhân dân ủng hộ. Làm được như vậy, xã hội vừa trong sạch và nhiều cán bộ công an cũng không sa vào tha hóa, biến chất”.

Cũng trong bài báo này, là nạn nhân của tệ nạn mãi lộ, bạn đọc Lâm Hải (công ty Vận tải ô tô số 2) bày tỏ sự bức xúc:

“Chúng tôi là những tài xế xe tải thuộc công ty Vận tải ô tô số 2 (TPHCM).

Nạn CSGT “làm luật” dọc đường lâu nay luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong giới lái xe. Có không ít CSGT dồn ép, kiếm cớ để buộc tài xế chung tiền hối lộ. Anh em chúng tôi rất hoan nghênh các phóng viên báo Người Lao động đã đưa lên mặt báo những vụ mãi lộ có địa chỉ, thời gian rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, trước nay cũng đã có nhiều trường hợp tài xế và nhân dân tố cáo CSGT nhận hối lộ, nhưng việc xử lý không đi đến đâu khiến cho tệ nạn này vẫn ngang nhiên tồn tại”.

Từ đó bạn đọc này khẩn thiết yêu cầu “xin đừng dung túng”, vì rằng “công

việc tiếp theo không chỉ là giải quyết riêng những vụ việc vừa bị tố giác, mà chúng tôi mong muốn ngành công an hãy làm kiên quyết để dẹp bỏ những “con

sâu”. Nếu như ngành công an xử nghiêm minh, công khai hình thức kỷ luật đối với những viên cảnh sát vi phạm, dân chúng sẽ rất hoan nghênh và tin tưởng. Khi CSGT nói không với việc nhận hối lộ thì anh em tài xế cũng không dám dùng tiền để khỏa lấp các lỗi vi phạm”.

Các bài báo của các tác giả Bùi Văn Kiên (Ý thức chấp hành luật giao thông

kém do đâu? (Tiền phong); TS Nguyễn Ngọc Điện (Bắt đầu từ nhà chức trách công,Sài Gòn Tiếp thị, thứ sáu, 04/09/2009);TS Nguyễn Hữu Nguyên (Văn hóa giao thông nhìn từ hai phía,báo Pháp luật TP. HCM, 26/3/2010)… đều phản ánh

thực trạng về việc hành xử không thượng tôn pháp luật từ phía người thực thi pháp luật trong lĩnh vực giao thông và đều cùng quan điểm khi cho rằng, một khi người thực thi thiếu văn hóa (giao thông) thì làm sao đòi hỏi người chấp hành có được. Một khi người thực thi pháp luật giao thông mà lại không tôn trọng luật giao thông, thì tất yếu trong xã hội sẽ vẫn còn phổ biến niềm tin… vào tính không hữu hiệu của luật. Đó là nguyên nhân quan trọng góp phần tạo cho người dân thói quen không tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật. Chính việc hành xử không thượng tôn pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật.

Từ đó, các bài báo này đều khẳng định, cần phải coi văn hóa thực thiquan

trọng hơn văn hóa chấp hành vì nó có vaitròđịnhhướng,làmgương. Trong điều

kiện chính người được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật lại cũng là người tìm cách vô hiệu hoá luậtthì việc người dân không tuân thủ luật là lẽ hiển nhiên. Bởi vậy, muốn pháp luật được tôn trọng một cách phổ biến, nghĩa là bằng ý thức công dân tự giác, thì trước hết nhà chức trách công phải nêu gương.Nếu những người thay mặt chính quyền thi hành công vụ không gương mẫu, tất cả những hành vi như nhận mãi lộ, nhận tiền mặt không xé biên lai, bán bằng lái xe, thông kiểm cả các xe cũ nát... sẽ góp phần làm cho các giá trị của văn hóa giao thông bị giảm sút nghiêm trọng.Từ quan niệm đó, TS Nguyễn Hữu Nguyênkhẳng định: “Chỉ cần những gì đang có được thực thi nghiêm, đúng mức... thì trật tự, ý thức của người tham gia giao thông sẽ có một bức tranh khác với hiện tại”(Quốc Thanh, Tuổi trẻ, Thứ ba, 13/10/2009).

1.2.1.2.Vi phạm pháp luật trong quản lý xây dựng

Vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý xây dựngnhững năm gần đây cũng là một điểm nóng, gây bức xúc dư luận bởi thái độ, hành vi coi thường pháp luật, thách thức pháp luật, vô hiệu hóa pháp luật đang diễn ra rất phổ biến, xét từ cả hai phía, đối tượng vi phạm và các cơ quan quản lý, xử lývi phạm. Hàng trăm bài báo và các ý kiến phản hồi được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây đã bày tỏ sự bức xúc, bất bìnhcủa dư luận xã hộitrước tình hìnhcác công trình xây dựng trái phép đua nhau mọc lên theo công thức “giấy phép nói một đằng, thực tế diễn ra một nẻo” mà vẫn ngang nhiên tồn tại như một thách thức đối với luật pháp, với công luận.

Trong loạt bài viết về chủ đề này (Thách thức luật pháp;Không thể chần chừ

trong xử lý;“Lờn thuốc”vì xử phạt không nghiêm…), PGS, TS Nguyễn Ngọc

Điện phản ánh thực trạng phổ biến về hành vi thách thức luật pháp này:

“Chỉ được phép xây một căn nhà khiêm tốn nhưng lại cho ra đời cả một khối

kiến trúc hoành tráng. Xã hội đã quen chứng kiến điều này, nhất là tại các đô thị lớn. Hiện tượng xây cất nhà không phép hoặc to hơn nhiều so với giấy phép có dấu hiệu tràn lan, đến nỗi người ta phải tự hỏi liệu trong lĩnh vực quản lý xây dựng dân dụng có tồn tại một quy tắc không thành văn, một thứ tục lệ theo đó giấy phép xây dựng bằng văn bản chỉ đơn giản là một thủ tục, nghi thức, chứ không phải là khung pháp lý giới hạn một cách nghiêm ngặt quyền xây dựng của chủ thể sống trong không gian chung.Chỉ có thể nói rằng xây dựng không đúng theo giấy phép thật sự là một vụ vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm trật tự công. Không thể nói rằng những người được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng không hay biết gì về sự tồn tại của những bất động sản không hợp lệ ấy. Theo lý lẽ thường tình, nhà xây dựng không phép tồn tại cũng có nghĩa rằng pháp luật xây dựng đã không được thực thi nghiêm chỉnh, nếu không muốn nói rằng nó đã bị coi thường”.

Ở một bài báo khác, tác giả tiếp tục bày tỏ sự bức xúc:

“Hơn 20 tòa nhà mọc lên ngay giữa trung tâm thành phố (HCM) được xác

định là đối tượng của quyết định dỡ bỏ đối với phần xây dựng sai phép. Mệnh lệnh đã được đưa ra và tống đạt từ lâu đến những người có trách nhiệm thi hành,

nhưng đến nay hầu hết công trình vẫn giữ nguyên hiện trạng như một thách thức ngang bướng đối với công luận.Nói khác đi, người ta chỉ có thể giữ lại những phần nhà xây dựng ngoài giấy phép đã được cấp trước đó bằng cách vô hiệu hóa các quy tắc pháp lý liên quan. Việc duy trì các công trình ấy hàm ý có một thông điệp đã được gửi đến toàn xã hội, theo đó luật pháp không được áp dụng, đúng hơn bị gạt ra một bên trong các trường hợp cụ thể này. Dứt khoát không thể hình dung một thông điệp như thế có thể lưu hành một cách công nhiên trong điều kiện xã hội được coi là có tổ chức Không thể chần chừ trong xử lý”( , Tuổi trẻ,Thứ bảy, 04/12/2010).

Đặc biệt, vụ vi phạm ở công trình xây dựng cao ốc Pacific ở ngay giữa trung tâm quận 1, TP. HCMlà một trường hợp điển hìnhkhiến dư luận đặc biệt quan tâm. Cụm từ “cao ốc Pacific” được tìm thấy trên Googole với79.100 lượt từ và hàng trăm bài viết bày tỏ sự bức xúc của dư luận về sự ngang nhiên coi thường

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật việt nam hiện nay nhìn từ mối quan hệ với văn hóa truyền thống (Trang 26 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)