7. Cấu trúc củacông trình nghiên cứu
1.2.2.2. Thực trạngvề chất lượng xét xử của tòa án
Một môi trường văn hóa pháp luật cao không chỉ biểu hiện ở năng lực và phẩm chất của những người thực thi pháp luật, mà cùng với đó, chất lượng xét xử của tòa án – một phương diện biểu hiện của văn hóa pháp đình cũng là một tiêu chí quan trọng. Vậy thực trạng chất lượng xét xử của tòa án hiện nay như thế nào?
Ông Trần Thế Vượng Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội trong cuộc trả lời phỏng vấn PV báo Tiền phong bên lề Quốc hội chiều 24/10/2008 đã cho biết, tình hình dân khiếu nại, đề nghị xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực diễn ra từ nhiều năm nay. Riêng năm 2008 TANDTC đã thụ lý hơn 11.000 đơn khiếu nại, đã xem xét hơn 5.000 đơn, còn hơn 6.000 đơn chưa được xem xét. Những con số này cho thấychất lượng xét xử hiện đang là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi không chỉ số lượng vụ án tồn đọng rất nhiều, mà tỷ lệ các vụ án oan sai,theo ông Trần Thế Vượng, cũngrất cao, trên 10%(Nguyễn Tuấnthực hiện, Tienphong online, 25/10/2008). Còn vào thời điểm cuối năm 2009, theo số liệu được Thanh tra Chính phủ công bố tại buổi tổng kết ngành năm 2009, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã minh oan cho hơn 2.000 người.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 19 tháng 4 năm 2007, có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi hành được, chiếm 48% số vụ việc. Như vậy là gần một nửa án dân sự không được thi hành, có nghĩa là bản án dù được tuyên nhưng việc thực thi không có hiệu lực, do đó vẫn không xác lập được sự công bằng thực sự trong xã hội. Trên
thực tế, đã có nhiều cá nhân, tổ chức được tòa án xác định phần thắng trong tranh chấp dân sự, nhưng mất nhiều năm họ vẫn không đòi được quyền lợi hợp pháp của mình do sự bất lực của cơ quan thi hành án.
Trong bài báo “Phận dân và luật nước” nhà báo Sáu Nghệ cũng đưa ra những con số báo động về tình trạng gia tăng các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Bài báo viết: “Xấp xỉ bốn năm trước, ngày 1-11-2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI,
Tổng Thanh tra Chính phủ đã cảnh báo: "Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn cả nước diễn biến không bình thường". Câu nói này đến nay vẫn nóng bỏng tính thời sự.Năm 2007, tăng đột biến với con số: 240.584 lượt người khiếu nại. Những năm tiếp theo, số lượt người khiếu nại tiếp tục tăng lên. Mới đây, ngày 27-9-2010, báo cáo của Chính phủ tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, số lượt công dân đến các cơ quan nhà nước khiếu nại tố cáo năm 2010 tăng 23,7% so với năm 2009. Rõ ràng vấn đề hiện nay không phải công dân mà là quan chức, phải tìm hiểu và nghiêm túc thi hành những giá trị cao cả của luật pháp: bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền. Giá trị của luật pháp không nằm trên giấy hay ở lời nói mà đúng bằng giá trị của sự thực hiện luật ấy trong cuộc sống. Với giá trị hiện thực ấy, luật pháp tạo nên niềm tin của dân chúng và được dân chúng thừa nhận. Niềm tin của dân chúng làm nên sức mạnh của bộ máy chính quyền”(Tiền Phong Thứ bảy, 30/10/2010).,
Tỷ lệ và số lượng các vụ án tồn đọng, oan sai và sự gia tăng số lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo trong thời gian gần đây đã đủ để dư luận phải gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng xét xử của hệ thống tư pháp cùng với trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp của những người đang nắm giữ cán cân công lí.
Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động của hệ thống tòa án chưa mang lại hiệu quả và công bằng cho xã hội. Đằng sau con số hàng trăm ngàn vụ án tồn đọng, oan sai hàng năm là bao nhiêu số phận con người phải chịu thiệt thòi, oan khuất, và hơn thế nữa, các vụ án oan không chỉ liên quan đến nạn nhân, đến một số người của vụ án mà thôi. Phần nhiều sự oan sai có hệ lụy không nhỏ trong đời sống xã hội vì nó liên quan tới niềm tin của cộng đồng về công lý. Trong số các vụ án oan sai, có thể không ít vụ việc người dân phải đeo đuổi với thời gian tính bằng năm, thậm chí hàng chục năm mới có kết quả như nhiều câu chuyện khó tin
mà có thật được phản ánh trongcác bài báo như:Chính quyền tắc trách, dân khiếu
kiện suốt 11 năm(Tùng Quang, Sài Gòn Tiếp thị); 16 năm đi kiện cơ quan điều tra(vnexpress.net/GL/Phap-luat/2008/08/3).
Có lẽ rất nhiều tâm trạng hiện nay cùng thấm thía câu thành ngữmà cha ông đã truyền lại từ thời xưa:“được vạ má đã sưng”! Không chỉ tốn kém tiền của để đeo đuổi các vụ khiếu kiện mà nhiều trường hợp còn bị tổn hại tinh thần, đánh mất danh dự, niềm tin...Chỉ những người đã từng trải qua những cảnh ngộ ấy mới hiểu được những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau một lời tuyên án của quan tòa. Hiển nhiên là ai cũng hiểu rằng, mọi người khi làm bất cứ việc gì, cũng như mọi nhân viên công quyền đều có thể phạm sai lầm. Nhưng sai lầm của tòa án sẽ để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vì liên quan tới số phận con người. Dư luận từng biết câu chuyện cả một đại gia đình lâm khổ nạn nhiều năm trong vụ án
Vườn điều; rồi vụ xử tử tù Huỳnh Văn Nam ở Đồng Nai có dấu hiệu oan sai
nhưng đã chết vì bệnh, không đợi được ngày có kháng nghị; và mới đây, dư luận hẳn chưa quên vụ 3 thanh niên Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Lợi và Nguyễn Đình Kiên thuộc xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ (nay là PhườngYên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội) được Tòa án tối cao tuyên bố vô tội và trả tự do sau gần 10 năm ngồi tù oan khuấtvì bị kết tội hiếp dâm và cướp tài sản. Có thể nói đây là một vụ án oan sai điển hình mà nguyên nhân là do những sai phạm ở thái độ làm việc vô trách nhiệm trong tất cả các khâu của quá trình tố tụng, từ cơ quan điều tra cho đến viện kiểm sát và tòa án. Trả lời phỏng vấn của PVVnExpress, ông Lê Hữu ThểViện phó VKSND Tối cao nói:
“Vụ án này xảy ra cách đây 10 năm, đã được truy tố, xét xử qua 2 cấp và bản án có hiệu lực pháp luật, các bị án đã thi hành án được gần 10 năm.Vừa qua VKSND Tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (…) Kháng nghị của VKS Tối cao đã nêu ra 9 sai sót trong quá trình tố tụng. Các sai sót nêu ra đều rất quan trọng, là cơ sở để VKS Tối cao kháng nghị. Điều cần nhấn mạnh là quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và quy định cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự”.
Về những sai sót trong quá trình điều tra,ông cho rằng: “Đây không phải là vụ
Hung khí gây án cũng được xác định. Người bị hại đã giữ lại được vật chứng mà thủ phạm bỏ lại hiện trường, trình báo và giao nộp ngay cho cơ quan điều tra. Dấu vết của tội phạm (dấu vết sinh học) đang còn để lại trên người nạn nhân bị hiếp dâm. Có nhiều nhân chứng xác định sự ngoại phạm của các bị cáo (...). Nếu quá trình điều tra tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khám nghiệm hiện trường, thu giữ và nhận dạng vật chứng, nhận dạng người, lấy lời khai các nhân chứng thì sẽ không có những sai phạm như kháng nghị đã nêu (…).
Về những sai sót trong khâu xét xử, ông cũng khẳng định:“Khi xét xử, tòa án
đã không xem xét, đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng, toàn diện, khách quan các tài liệu có trong hồ sơ vụ án dẫn tới việc ra một bản án không phù hợp với diễn biến khách quan của vụ án. Những sai sót, vi phạm trên là do việc nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa kỹ của những người được phân công trực tiếp xử lý vụ án này”.
Khi được hỏi đánh giá của ông về vai trò của đại diện VKS tại 2 phiên tòa xét xử vụ án này, ông cho rằng:
“Trách nhiệm của kiểm sát viên không chỉ tại phiên tòa mà ngay trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án. Suốt quá trình điều tra, kiểm sát viên đã không phát hiện những vi phạm, thiếu sót của cơ quan điều tra trong việc thu giữ, nhận dạng vật chứng, khám nghiệm hiện trường để yêu cầu khắc phục.
Tại cả hai phiên tòa xét xử, những vi phạm, thiếu sót của hội đồng xét xử cũng có trách nhiệm của kiểm sát viên, vì đã không thực hiện hết trách nhiệm mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định…”.(Vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/06/3)
Sau 10 năm ngồi tù, cuối cùng ba thanh niên cũng đã được minh oan, nhưng rồi cuộc sống và tương lai của họ sẽ ra sao khi những năm tháng tuổi trẻ đã bị chôn vùi một cách oan nghiệt sau song sắt nhà tù?
Trên đây là một vụ án oan sai điển hình trong nhiều vụ án oan sai khác mà nguyên nhân là do thái độ làm việc vô trách nhiệm cùng với sự yếu kém về năng lực chuyên môn của các cơ quan điều tra, xét xử – hệ quả trực tiếp của việc bổ nhiệm cán bộ kiểu “vơ vét” và “châm chước” cho đủ số lượng như ông Chánh án Tòa tối cao đã từng phát biểu trước Quốc hội.
Tuy nhiên, còn một dạng án oan sai khác lạicó nguyên nhân từ sự tha hóa của một bộ phận trong đội ngũ những người thực thi pháp luật, là hệ quả tất yếu của tệ nạn hối lộ, chạy án như thực trạng đã được chỉ ra ở phần trên, khiến cho cán cân công lý bị xô lệch, bẻ cong.Dư luận bất bình và thậm chí phẫn nộ trong một thời gian dài về những phán quyết bất công của tòa án nhân dânTP Cần Thơ trong vụ án bà Ba Sương, hay của cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đaklăkkhi cơ quan này tuyên bố không khởi tố bị can trong vụ một người phụ nữ đi mót cà phê bị chủ trại thả chó cắn chết.Công luận nhìn thấy đằng sau những phán quyết gây sốc ấy còn chứa nhiều uẩn khúc khiến không thể không đặt câu hỏi: phải chăng cán cân công lý đã bị xô lệch bởi sự chi phối của quyền lực và đồng tiền?
Đây là phần trích đăng bài viết của một bạn đọc trên VnExpress:
Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc:
“Đọc bản kết luận của Công an TP. Buôn Mê Thuột tôi cảm thấy nó khá “suông”, “suông” ở chỗ Công an TP. Buôn Mê Thuột đã chưa thể hiện hết trách nhiệm của một cơ quan điều tra, tôi có cảm giác họ chỉ ghi nhận lại sự việc và đưa ra phán quyết “không khởi tố” theo một cảm nhận chủ quan nào đó.
Trong vụ án này, chứng cứ để xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan là lời khai của các nhân chứng. Tôi thấy làm lạ khi có khá nhiều lời nhân chứng khai trùng khớp với nhau về sự việc (…). Thế nhưng các lời khai này vẫn chưa được xem xét một cách thấu đáo, thậm chí bị bỏ qua (…).
Trong một vụ án hình sự đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận như sự việc này mà có nhiều tình tiết phức tạp thì điều đầu tiên CSĐT Công an TP Buôn Mê Thuột cần phải làm là khởi tố vụ án. Việc khởi tố vụ án nhằm tạo tiền đề cho việc điều tra xem xét vụ án một cách toàn diện. Vậy sao lại ra quyết định không khởi tố vụ án khi nhiều chứng cứ chưa được làm rõ? Nếu chưa được làm rõ mà đã kết luận là không khởi tố vụ án thì liệu có khách quan không?
Đây chính là những điều tôi cho rằng quyết định không khởi tố vụ án của CSĐT Công an TP. Buôn Mê Thuột vội vàng và chứa đựng nhiều uẩn khúc”.
(Theo VnExpress,03/03/2010).
Còn ở Lâm Đồng, những bản án “kỳ lạ” của bà thẩm phán Phan Thị Lệ Thuỷ cũng là đề tài của nhiều bài báo gây bức xúc trong dư luận.Báo CATPHCM ra
ngày 6-9-2008 có bài phản ánh về vụ án đòi thừa kế của một Việt kiều quốc tịch Úc, bà thẩm phán Phan Thị Lệ Thuỷ (Toà dân sự TAND tỉnh Lâm Đồng)đã tuyên một bản án bất chấp pháp luật bất chấp đạo lý, đổi trắng thay đen, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của bị đơn. Sau khi báo phát hành, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM đã tuyên huỷ án, trả hồ sơ cho TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử lại. Sau đó, báo CATP tiếp tục nhận được đơn thư của nhiều người tố cáo thẩm phán này đã xử nhiều vụ án gây oan sai, đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh chịu uất ức, thiệt thòi, gây dư luận xấu trong xã hội mà đằng sau những vụ án oan sai ấy người ta nhận thấy “ có mùi áp phe”. Tiếp đó, trong hai tháng 9, 10-2008 báo Công an TP. Hồ Chí Minh có loạt bài phản ánh về những sai phạm trong rất nhiều vụ án của thẩm phán Phan Thị Lệ Thủy. Loạt bài đã gây chú ý dư luận, được nhiều người ủng hộ. Sau đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc, từng bước làm sáng tỏ “bí ẩn” trong những bản án oan sai...
Còn đây là một vụ xử án được coi là “chưa từng xảy ra trong lịch sử tố tụng”, bởi nó làđiển hình cho sự “Thách thức dư luận và pháp luật”:
“Ông Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định hoãn thi hành án cho
hai bị án Nguyễn Hoàng Huynh và Thái Văn Nghĩa với thời hạn 12 tháng. Sau đó, đề nghị TAND Tối cao xét đặc xá cho hai bị án này. Vụ việc này có lẽ chưa từng xảy ra trong lịch sử tố tụng.
Ông Nguyễn Hoàng Huynh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - bị TAND Tối cao tại TPHCM tuyên phạt 3 năm tù giam vì hai tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” và “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Thái Văn Nghĩa - cấp dưới của ông Huynh - bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù về ba tội, ngoài hai tội như ông Huynh, thêm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
…Căn cứ các quy định hoãn và miễn chấp hành án, cả hai phạm nhân Huynh và Nghĩa chưa phải là đối tượng được xem xét.
Nhưng từ quy định nhân đạo của pháp luật, người ta đã vận dụng để thực hiện mục đích riêng. Sự bất thường ở trong trường hợp này là hai ông Huynh và Nghĩa vẫn còn đi lại bình thường, nhưng được cơ quan giám định pháp y và tòa
án phối hợp hỗ trợ để có được “quyền ưu tiên”... Ở đây chưa đặt ra vấn đề tiêu cực, nhưng đã cho thấy có dấu hiệu về sự cấu kết của các mối quan hệ quyền lực để thực hiện việc hoãn và miễn hình phạt cho tội phạm.
Còn có rất nhiều phạm nhân bị bệnh nặng thực sự, chịu đau khổ triền miên trong lao tù, đang chờ đợi hoãn hình phạt để điều trị bệnh tật nhưng chưa được. Trong lúc đó, hai bị án Huynh và Nghĩa nhởn nhơ ở ngoài, lại được xét đề nghị đặc xá. Việc làm này là thách thức dư luận, thách thức pháp luật. Vụ án liên quan đến hai vị này xảy ra là tham nhũng đất đai - rất nóng ở địa phương, lòng dân không phục. Nay lại thêm vụ hoãn thi hành án và đề nghị đặc xá thiếu khách quan này thì dân càng không phục, không tin(Lê Thanh Phong Tuổi trẻ,Thứ ba,
31-8-2010).
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo phản ánh, bày tỏ sự bức xúc về những người thực thi luật pháp vừa thiếu tầm vừa thiếu tâm lẫn đức, mà hệ quả là nhiều vụ án đã bị xử oan sai dưới nhiều dạng khác nhau. Có thể kể ra những bài báo với những vụ việc tiêu biểu như: Chính quyền tắc trách, dân khiếu kiện suốt 11
năm;16 năm đi kiện cơ quan điều tra;Cán cân công lý đã lệch Thách thức dư?;