Đánh giá chung vềthực trạng văn hóapháp luậtViệt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật việt nam hiện nay nhìn từ mối quan hệ với văn hóa truyền thống (Trang 84 - 90)

7. Cấu trúc củacông trình nghiên cứu

1.3. Đánh giá chung vềthực trạng văn hóapháp luậtViệt Nam hiện nay

Từ việc khảo sát thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay trên hai phương diện biểu hiện chủ yếu là hành vi pháp luật và hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật, chúng tôi rút ra một số nhận xét tổng quát sau đây:

1.3.1. Thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay– bức tranh xám màu

Có thể nói, từ một cái nhìn toàn cảnh cũng như cận cảnh đã cho ta thấy một bức tranh xám màu về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, biểu hiện qua các phương diện:

1.3.1.1. Hành vi pháp luật

- Hành vi vi phạm pháp luậtđang diễn ra với mức độ phổ biến và tính chất nghiêm trọng, biểu hiện phổ biếnnhư: không tuân thủ pháp luật, né tránh pháp luật, coi thường, vô hiệu hóa pháp luật, hành xử kiểu “luật rừng”…

- Về lĩnh vực vi phạm:biểu hiện trên mọi lĩnh vực, nhưng thể hiện điển hình nhất là các hành vi vi phạm trong giao thông;quản lý xây dựng; bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; các hành vi bạo lực và ứng xử “luật rừng”…

- Về đối tượng vi phạm:từ dân thường đến công chức, từ công dân đến cơ quan công quyền, nhưng đáng cảnh báo hơn cả là việc vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến hơn ở ngay chính đối tượng đang đảm nhận các nhiệm vụ bảo vệ công lý và thực thi công lý, đó làcán bộ trong các cơ quan công quyền thực thi pháp luật, và các cơ quan bảo vệ pháp luật (quan tòa,công an).

- Về việc xử lý vi phạm: các sai phạm chưa được xử lý nghiêm khắc, kịp thời; các chế tài xử phạt còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe, ngăn chặn. Thậm chí những sai phạm ở các cơ quan công quyền còn phổ biến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, “cha chung không ai khóc”, bao che tiêu cực…Hậu quả là gây nên trong xã hội tâm lý nhờn luật, coi thường pháp luật, thậm chí là thách thức pháp luật.

1.3.1.2Các thiết chế thực thi pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật

- Chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ quan thực thi pháp luật còn nhiều bất ổn,do một bộ phận cán bộ công chức yếu về năng lực chuyên môn,tha hóa về phẩm chất đạo đức và thiếu tinh thần trách nhiệm, dẫn đến việc xử án còn nhiều oan sai, tồn đọng, gây mất niềm tin của xã hội vào sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật.

- Chất lượng văn bản pháp luật còn thấp, văn bản pháp luậtvi phạm pháp luật quá nhiều, văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ nghĩa,hay thay đổi, không phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thi…gây khó khăn cho cả hai phía:

người dân với tư cách là đối tượng chấp hành và các cơ quan công quyền với tư cách là chủ thể thực thi pháp luật.

1.3.2. Các nguyên nhân trực tiếp

Theo khảo sát chúng tôi qua những thông tin mà báo chí phản ánh, không khó để lý giải thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện naylà do các nguyên nhân trực tiếp sau đây:

a)Xét từ phía chủ thể thực thi pháp luật, donăng lực củacác thiết chế thực thi pháp luật còn yếu, mà một trong những nguyên nhân là do chất lượng nguồn nhân lực của bộ máy công quyền nói chung cũng như của các cơ quan bảo vệ vàthực thi pháp luật nói riêng còn nhiều hạn chế, cả về năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm. Đây là hệ quả trực tiếp của việc tuyển dụng công chức hiện đang bị chi phối nặng nề bởi các tệ nạn tiêu cực nhưchạy chức chạy quyền, lót tay, “con ông cháu cha”, “nhất thân nhì quen tam thần tứ thế”dẫn đến sự tha hóa, lộng quyền, coi thường pháp luật, bất chấp pháp luật của một bộ phận cán bộ công chức ngay ở chính các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật.Một khi các thiết chế thực thi pháp luật không đủ sức mạnh để điều tiết các quan hệ xã hội thì việc hình thành trong xã hội thói quen không tuân thủ pháp luật, cùng với đó là tâm lý nhờn luật, coi thường pháp luật là điều hiển nhiên.Và như một qui luật tất yếu, sự suy giảmlòng tin vào luật pháp sẽ tỉ lệ thuận với sự gia tăng cách hành xử theo “luật rừng”,bởi đó là giải pháp mà người dân buộc phải lựa chọn để bảo vệ mình trong việc giải quyết các tranh chấp.

b) Xét từ phía người dân – đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phần đông người Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự hình thành thói quen, lối sống và nguyên tắc ứng xửthượng tôn pháp luật,do thực tế hiện nay việc thực thi pháp luật không nghiêm minh nên người dân không tin tưởng vào pháp luật, né tránh pháp luật, tìm cách lách luật hoặc thờ ơ với pháp luật.

Trên đây là những nguyên nhân trực tiếp của thực trạng tiêu cực trong văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay.Bởi vậy, muốn thiết lập lại kỉ cương phép nước thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực cả từ hai phía: người dân và nhà nước, trong đóvấn đề mấu chốt theo chúng tôi, trước hếtlà cần phải nâng cao năng lực của hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật của nhà nước. Nếu luật pháp đủ chặt chẽ,việc thi hành

luật pháp đủ nghiêm minh, hình phạt đủ nặng để có sức răn đe, quan chức các cấp đủ gương mẫu, bộ máy nhà nước đủ trong sạch thì các hiện tượng tiêu cực trong xã hô ©i sẽ được kiểm soát; tình trạng tội phạm lộng hành sẽ không còn lý do để tồn tại, vàtỉ lệ nghịch với điều đó, ý thức tôn trọng pháp luật và niềm tin của người dân đối với pháp luật cũng sẽ được củng cố, gia tăng.

Tuy nhiên, từ góc nhìn văn hóa có thể thấy,những nguyên nhân trực tiếp để lý giải về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nayđềucó căn nguyên sâu xa từ nền tảng văn hóa truyền thống.Bởi vậy, để lý giải những căn nguyên của thực trạng văn hóa pháp luật hiện nay, vấn đề quan trọng làcần phải tìmra cái mạch ngầm chi phối từ truyền thốngđến hiện tại, qua đóđể nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ bản chất giữa văn hóa với pháp luật, và cũng để từ đó có những giải pháp mang tính nền tảng cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 2

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẾN VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Mang trong mình những giá trị nhân loại, nhưngkhái niệm văn hóakhông tồn tại nếu không gắn với một chủ thể (cá nhân/cộng đồng) xác định, bởi văn hóa là sản phẩm của sự ứng xử của con người với một môi trường tự nhiên và xã hội cụ thể. Trong quá trình tương tác với tự nhiên và xã hội,do nhu cầu tự nhiên để sinh tồn, con người luôn vừa biếttận dụng những điều kiện thuận lợi, lại vừa biết ứng phó để thích nghitrong những điều kiện bất lợi.Có thể nói, hành trình sống của con người là một cuộc đấu tranh quyết liệtgiữa một bên là khát vọngvươn tới sự hoàn thiệncác giá trị nhân văn,nhân bản (được tiêu chí hóa dựa trên các giá trị Chân – Thiện – Mỹ) với một bên những nhu cầu bản năng, thực dụngcũng luôn luôn thường trực. Do vậy, để thích nghi và ứng phó với những điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể để sinh tồn,văn hóa của một dân tộc luôn bao gồm trong nó tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, khi những điều kiện xã hội đã thay đổi mà những thói quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử chưa thay đổi kịp để thích nghi thì nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển, đó là khi nó bộc lộ mặt tiêu cực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng thừa nhận rằng: Việt Nam có những truyền thống tốt và cả những truyền thống xấu. Truyền thống tốt là những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, mặc dù nảy sinh trong quá khứ, nhưng hiện nay vẫn còn phù hợp với chuẩn mực của đời sống xã hội và có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Còn truyền thống xấu là những gì trong di sản văn hoá dân tộc đã trở nên lạc hậu lỗi thời, không còn phù hợp,đã trở thành lực cản cho sự phát triển của dân tộc. Truyền thống tốt và truyền thống xấu - hai mặt đối lập này tồn tại đan xen, chồng chéo, gây những tác động đa chiều, đa diện đến đời sống xã hội. Bởi vậy, đối với di sản văn hóa truyền thống cần phải có sự đánh giá theo quan điểm lịch sử, cụ thể và biện chứng đểtránh một cái nhìn lý tưởng hóa, ca ngợi một chiều, hay ngược lại,là thái độ phủ nhận truyền thống một cách cực đoan. Một cách nhìn biện chứng về văn hóa truyền thống sẽ cho thấy, cùng một đặc trưng văn hóa nhưng có thể được xem là tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào từng thời điểm lịch sử, cụ thể, tùy thuộc vào từng góc nhìn khác nhau.

Nếu “tín nhi hiếu cổ” là tâm thức chung của người phương Đông, thích quay về ngắm nghía những thành tựu huy hoàng của quá khứ thì người Việt cũng không là một ngoại lệ. Chúng ta tự hào với những giá trị truyền thống của dân tộc đã được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái,ý chí tự lực tự cường, đức tính cần cù, sáng tạo, đức tính lạc quan, lòng nhân ái, vị tha... Đó là niềm tự hào chính đáng và cần thiết. Song cũng từ đây, ở nhiều người hình thành thói quen chỉ biết ca tụng một chiều về “truyền thống tinh hoa”, “đạo lý tốt đẹp” để tự huyễn hoặc mình. Trước thách thức của công cuộc hội nhập để phát triển, đã đến lúc chúng ta cần nhận thức về các di sản của truyền thống một cách khách quan, toàn diện và thấu đáo hơn. Bản lĩnh và sức sống của một dân tộc cũng được chứng tỏ ngay khi chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, biết dũng cảm để thừa nhận những nhược điểm, khiếm khuyết của mình. Bởi “một dân tộc càng mạnh, càng vươn cao về mặt đạo đức, thì nó càng dũng cảm nhìn vào những mặt non yếu và những thiếu sót của mình bấy nhiêu. Một dân tộc yếu hèn hoặc già cỗi, tàn tạ đến mức không thể tiến lên được nữa thì chỉ thích ca tụng mình và chúa sợ nhìn vào những vết thương của mình, vì nó biết rằng đó là những vết tử thương, rằng thực tại của nó không phải là một cái gì phấn khởi, rằng nó chỉ có thể tìm thấy những niềm an ủi giả dối trong sự đánh lừa mình thôi. Một dân tộc vĩ đại, đầy sức sống không như vậy được”. (Bielinski, dẫn theo: Lê Sơn, Tiếng cười của một trái tim nổi giận, tạp chí Văn học, số 3/1976). Trên tinh thần ấy, GS Trần Quốc Vượng đề nghị “cho phép chính thức vạch ra những mặt bất cập của căn tính và tâm thức tiểu nông Việt Nam trước thách thức của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá”.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền trên nền tảng của văn hóa truyền thống với sự chi phối của ba yếu tố hạt nhân, đó là: văn hóa nông nghiệp lúa nước, Nho giáo và Phật giáo. Bầu khí quyển văn hóa đậm đặc chất phương Đông này đã tồn tại hàng ngàn năm, thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, đến đạo đức, lối sống, thói quen, tâm lý, tình cảm, cách tư duy, ứng xử của nhiều thế hệ cha ông cho đến tận ngày nay, trong đókhông chỉ bao gồm những phẩm chất tinh hoa mà còn cả những cặn bã cần phải tẩy chay, loại trừ khi nó không còn phù hợp trong điều kiện mới.Do đó,

bên cạnh những giá trị tốt đẹp của truyền thống hiện đang phát huy sức mạnh trong công cuộc hiện đại hóa đất nước thì lại cũng còn đó không ít những căn tính tiểu nông, những nhược điểm của truyền thống đang di căn sâu sắc trong tâm lý cộng đồng dưới dạng những thói quen, tập quán, những nếp suy nghĩ, những lề thói làm ăn, những cách ứng xử… Đó chính là những trở lực tạo nên sự trì níu nặng nề cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay nói riêng và công cuộc đổi mới để phát triển nói chung. Bởi vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, không chỉ dừng lại ở việc nhận diện thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, mà chúng tôi sẽ truy tìm về đầu mối cuối cùng để chỉ ra căn nguyên sâu xa từ nền tảng văn hóa truyền thống đã chi phối đến sự ứng xử tiêu cực đối với pháp luật của người Việt hiện nay. Đó cũnglàcơ sở cho việc đề xuất những giải pháp có tính nền tảng để chữa trị từ gốc cho những căn bệnh xã hội của cả cộng đồng mà xem ra đã đến hồi báo động.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật việt nam hiện nay nhìn từ mối quan hệ với văn hóa truyền thống (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)