7. Cấu trúc củacông trình nghiên cứu
3.2. Các giải pháp cụ thể và cấp bách
Để nâng cao văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, cùng với việc cần đến những giải pháp có tính nền tảng và một lộ trình thực hiện có tính chiến lược, thì
hiện trạng của văn hóa pháp luật hiện nay đang đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và cấp bách mới mong thiết lập lại trật tự xã hội và kỉ cương phép nước.
3.2.1. Xử lý nghiêm minh, triệt để và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
Có thể nói, để pháp luật chỉ thực sự là một công cụ có hiệu lực thì cần phải đòi hỏi sự kết hợp nhiều yếu tố, trong đó, luật pháp phải chặt chẽ, hình phạt đủ nặng để có sức răn đe, việc thi hành luật pháp đủ nghiêm minh, quan chức các cấp đủ gương mẫu, bộ máy nhà nước đủ trong sạch. Tất cả những yếu tố này đều rất quan trọng và cần thiết để thiết lập lại trật tự công lí trong xã hội ta hiện nay. Tuy nhiên, trong số đó, giải pháp cụ thể và cấp bách nhất hiện nay, theo chúng tôi, trước hết cần phải có chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm minh, triệt để và kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi vi phạm của quan chức, công chức, điều mà lâu nay dư luận đã và đang rất bức xúc. Có như thế lấy lại niềm tin cho công chúng đối với sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật, mới làm gương cho xã hội noi theo.
Ngay từ thời cổ đại ở phương Đông cách đây hơn hai ngàn năm, Hàn Phi đã từng khẳng định sứ mạng, quyền uy và sức mạnh của pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”[dẫn theo: 13]. Câu nói ấy của cổ nhân cách đây đã hơn hai mươi thế kỉ, vậy mà đến hôm nay vẫn còn là chân lý, và không những thế, đang là một bài học nóng hổi tính thời sự đối với chúng ta.“Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu”, câu nói ấy không chỉ thể hiện sức mạnh, quyền uy của pháp luật mà cũng đồng thời phản ánh ý chí và khát vọng muôn đời của người dân dưới bất cứ thể chế chính trị nào.Bởi vây, V.I Lênin cũng từng khuyến cáo: “Ở giờ phút chiến đấu quyết liệt, kẻ nào chùn bước trước tính chất bất di bất dịch của pháp luật thì người đó là kẻ cách mạng tồi”[80, 625]. Mong sao ngày càng bớt đi những “người cách mạng tồi” như thế!
Thực tiễn cho thấy, chỉ ở những quốc gia mà sự vận hành guồng máy xã hội dựa vào tính nghiêm minh của luật pháp, ở đấy xã hội mới ổn định và phát triển, kỉ cương phép nước mới được thiết lập, công lý mới được thực thi, và chỉ khi đó con người mới đạt đến trạng thái phát triển thực sự. Điều đó nói lên vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật trong việc tạo ra một môi trường pháp lý nghiêm minh, làm điểm tựa căn bản cho sự vận hành guồng máy xã hội là quan trọng và bức thiết đến nhường nào. Bởi vậy, câu khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” sẽ mãi chỉ là khẩu hiệu suông nếu như trước hết, các hành vi vi phạm không được xử lý một cách kịp thời, triệt để và nghiêm minh.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế thực thi pháp luật
Những năm gần đây, do yêu cầu của việc quản lý xã hội bằng pháp luật, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, thực trạng chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật và các thiết chế thực thi pháp luật còn nhiều yếu kém, bất cập. Đó là thực trạng văn bản pháp luật vi phạm pháp luật quá nhiều, văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ nghĩa, hay thay đổi, không phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thi… gây khó khăn cho cả hai phía: người dân với tư cách là đối tượng chấp hành và các cơ quan công quyền với tư cách là chủ thể thực thi pháp luật.Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ quan thực thi pháp luật cũng còn nhiều bất ổn, do một bộ phận cán bộ công chức yếu về năng lực chuyên môn, tha hóa về phẩm chất đạo đức và thiếu tinh thần trách nhiệm, dẫn đến việc xử án còn nhiều oan sai, tồn đọng, gây mất niềm tin của xã hội vào sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật.Bởi vậy trong bề bộn những công việc cấp bách phải làm hiện nay, theo chúng tôi, việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống văn bản pháp luật, cùng với đó là việc giáo dục, nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ những người thực thi pháp luật nói riêng và bộ máy công quyền nói chung là những việc làm thiết thực trước mắt để thiết lập lại kỉ cương phép nước, nâng cao năng lực và hiệu quả của các thiết chế thực thi pháp luật.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nước ta đã là thành viên của những tổ chức quốc tế thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng một nền tư pháp có chất lượng, trong sạch và hiệu quả cũng như cải cách nền hành chính
quốc gia là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình hội nhập.Bởi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giải quyết tranh chấp pháp lý không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia mà bao gồm cả yếu tố nước ngoài, hơn lúc nào hết, những người cầm cân nảy mực cần phải có những kiến thức luật pháp sâu rộng để đáp ứng được những yêu cầu đó. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được định hướng từ hơn 20 năm nay, tham gia sân chơi toàn cầu không có cách nào khác chúng ta phải ứng xử theo thông lệ đó. Tất cả mọi hành vi đều được xem xét dưới các chế tài pháp lý, không chỉ của Việt Nam mà còn là của thế giới. Công cuộc hội nhập chỉ thành công khi chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức về luật chơi.
3.
2.3. Đào tạo nguồn nhân lực ngành Luật vừa “hồng” vừa “chuyên”
Về phương diện lý luận, mục tiêu của việc xây dựng nền văn hóa nói chung là nhằm tạo ra hai nhân tố: môi trường văn hoá và con người văn hoá. Hai nhân tố này tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó nhân tố con người là quyết định, bởi lẽ hiển nhiên là, có con người văn hóa thì mới có môi trường văn hóa. Do đó, để xây dựng nền văn hoá pháp luậtViệt Nam tích cực và lành mạnh, một trong những việc quan trọng cần làm, và có thể làm ngay, theo chúng tôi đó là phải quan tâm để có những giải pháp cụ thể để xây dựng nguồn lực con người vừa “hồng” vừa “chuyên” cho ngành luật.
Thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách nhiệm, mà còn thiếu cả đạo đức nghề nghiệp. Thực trạng về việc cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý không nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng vi phạm pháp luật đang diễn ra ngày càng phổ biến, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người dân đối với những người thực thi công lý nói riêng và đối với pháp luật nói chung. Người dân hiểu về pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật hay không trước hết thông qua sự nhìn nhận, đánh giá về hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật. Ở đây, văn hóa ứng xử với pháp luật của các cơ quan pháp luật có vai trò “hướng đạo” rất quan trọng.Do đó, việc nâng cao chất lượng của các cơ quan
pháp luật cũng như việc xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật có chất lượng, “vừa hồng vừa chuyên” đanglà một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Bởi vậy, theo chúng tôi, trong chương trình đào tạo chuyên ngành luật hiện nay, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo tri thức chuyên môn, cần đưa vào giảng dạy chuyên đề về văn hóa pháp luật cho sinh viên, để sau này khi hành nghề, họ phải là những tấm gương mẫu mực về hành vi ứng xử với pháp luật. Ở đây chúng tôi cùng quan điểm với PGS.TS Nguyên Ngọc Điện khi ông cho rằng: “Cần xây dựng đội ngũ người làm luật như thế nào để, khi tiếp cận với các điều luật, người ta không phải thấy loáng thoáng đằng sau đó bóng dáng của những phần tử cơ hội, mang tính cách nhỏ nhen, làm luật theo cung cách của người đi giăng bẫy để triệt hạ đồng loại. Thay vào đó, phải là hình ảnh những con người thanh lịch, thông thái, đầy quyền uy nhưng cũng rất bao dung, rộng lượng, đảm nhận vai trò dẫn đường cho toàn xã hội trong công cuộc kiến tạo trật tự và công bằng”[78].
3.2.4.Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chưa thể đem lại hiệu quả cao nếu những quy định của nó không được mọi người biến thành hành động trong thực tế. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt, bởi việc giáo dục pháp luật là một trong những công đoạn hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới, đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức, ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác, khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý.
Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luậtcàng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao trình độ văn hoá pháp luật và năng lực pháp lý thực tiễn của công dân. Hiện nay ở nước ta, chính sách của Nhà nước về phát triển thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng bộ và nhất quán. Thông tin pháp luật kém cập nhật, cát cứ, chưa tập trung. Các văn bản quy phạm pháp luật chưa được đăng tải đầy đủ trên công báo
và các phương tiện thông tin đại chúng trong khi văn bản pháp luật của chúng ta lại thay đổi thường xuyên. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn mang nặng tính hình thức nên pháp luật ít đến với người dân và khó đi vào thực tiễn.
Bởi vậy, để nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người dân, cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân - những người chịu tác động của một quyết sách sắp ban hành cần có cơ hội để đóng góp ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định, đó là giải pháp hữu hiệu nhất để người dân hiểu biết về pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Việc tăng cường tính công khai và dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật là một trong những giải pháp cần thiết để không những đưa “pháp luật gần hơn với cuộc đời” mà còn góp phần nâng cao sự hiểu biết của người dân về pháp luật, đó là điều kiện để người dân tự giác tuân thủ pháp luật.
KẾT LUẬN
1. Trong tiến trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm hiện đại hóa đất nước, trong đó xây dựng nhà nước pháp quyền được xác định là một mục tiêu quan trọng. Nhưng một thực trạng đáng báo động là văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều tiêu cực, biểu hiện từ các hành vi ứng xử với pháp luật của cá nhân trong đời sống hàng ngày cho đến trình độ vận dụng công cụ pháp luật của Nhà nước trong quản lí xã hội cũng như việc thực thi pháp luật trong thực tế… Hệ quả là, thói quen không tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật, lách luật, lối ứng xử tùy tiện với pháp luật… đang tồn tại và biểu hiện rất phổ biến, không chỉ với dân thường mà ngay cả đối với những cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền; thậm chí, cả với những người đang nắm giữ cán cân công lý của xã hội. Theo đó là sự gia tăng đến mức báo động các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt là “ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” đang là nỗi bất bình của toàn xã hội. Thực trạng ấy đang từng ngày làm ô nhiễm bầu không khí tinh thần của xã hội, làm suy giảm đáng kể lòng tin của người dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật, dẫn đến coi thường kỉ cương phép nước. Đó cũng chính là những biểu hiện của một đời sống văn hóa pháp luật không lành mạnh, một thái độ ứng xử văn hóa không thượng tôn pháp luật.
2. Thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay có nguyên nhân trực tiếp là do hệ thống các thiết chế pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực thi pháp luật chưa được thực hiện nghiêm minh nên người dân không tin tưởng vào pháp luật, né tránh pháp luật, tìm cách lách luật hoặc thờ ơ với pháp luật. Tuy nhiên, đằng sau những nguyên nhân trực tiếp ấy là sự chi phối của những nguyên nhân sâu xa từ nền tảng văn hóa truyền thống, đó là tư duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan, cảm tính, là lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt, vô nguyên tắc; đó là lối sống trọng lệ hơn luật, trọng tình hơn lý, dĩ hòa vi quí, trọng đức trị hơn pháp trị…Tư tưởng, giáo lí của Nho giáo, Phật giáohòa hợp đồng điệu với nền tảng văn hóa nông nghiệp lúa nước tiểu nông đã hình thành những tư tưởng ăn sâu, quện chặt trong tư duy và cách ứng xử của người Việt truyền thống, đó là lối hành xử không theo chuẩn mực pháp lý, là thói quen không thượng tôn pháp luật. Truyền thống này vẫn còn di căn rất rõ nét trong xã hội hiện đại, là nguyên nhân sâu xa chi phối cách hành xử của xã hội, từ người dân cho đến các cơ quan công quyền. Đó là nhữnglực cản không nhỏ đối với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta nói riêng cũng như công cuộc hiện đại hóa đất nước nói chung.
3. Đểxây dựng một nền văn hóa pháp luật Việt Nam tích cực, lành mạnh, làm nền tảng cho việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, theo chúng tôi, cần phảithực hiện đồng thời hai nhóm giải pháp:những giải pháp cụ thể, cấp bách và những giải pháp có tính chiến lược lâu dài.
3.1.Với nhóm giải pháp cụ thể, cấp bách, điều cần thiết trước hết hiện nay là phải có hình thức xử lý nghiêm minh, triệt để và kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật; cùng với đó là việc củng cố năng lực của hệ thống pháp luật và các thiết chế thực thi pháp luật để tạo lập niềm tin của người dân đối với pháp luật.
3.2.Cùng với những giải pháp cụ thể, cấp bách, cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược để tạo lập nền tảng lâu dài và bền vững, đó là: một mặt phải thanh lọc, tẩy trừ những đặc trưng văn hóa truyền thống đã trở thành tiêu cực, lạc hậu, cản trở sự phát triển; mặt khác, phải biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để bù lấp những thiếu hụt của văn hóa truyền thống.Đó cũng chính là
thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và cũng là điều kiện nền tảng để xây dựng và phát triển nền văn hóa pháp luật Việt Nam ngang tầm thế giới./.
I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Hội nhà văn, 2000