7. Cấu trúc củacông trình nghiên cứu
3.1.2.1. Tạo điều kiện cho sự phát triển ý thức về quyền cá nhân
Trong những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp, tính gắn kết cộng đồng cao là một truyền thống tốt đẹp đã từng làm nên sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua những thử thách, cam go. Nhưng mặt trái của nó là sự phủ nhận vai trò cá nhân mà hệ quả của nó làlàm cho con người trở nên thụ động trong các quan hệ, không dám khẳng định bản lĩnh và nhân cách cá nhân,không dám nhân danh cá nhân để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình. Thêm vào đó, Nho giáo cũng góp phần tích cực trong việc phủ nhận, triệt tiêu quyền cá nhân.Đó là nguyên do giải thích vì sao người Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự tự giác và chủ động trong việc sử dụng các quyền cá nhân của mình trong ứng xử với các quan hệ xã hội, mặc dù đã được hiến pháp và pháp luật qui định.
Muốn xây dựng một nền văn hóa pháp luật theo tiêu chí của nhà nước pháp quyền thì một vấn đề có tính nền tảng là phải thay đổi quan niệm truyền thống về vai trò cá nhân, theo đó, nhà nước phải tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển ý thức cá nhân, bởi nhà nước pháp quyền chỉ có thể hình thành và tồn tại với đúng nghĩa của nó trên nền tảng văn hóa đề cao tính cá nhân. Để tạo điều kiện phát triển ý thức về quyền cá nhân, trước hết, các cơ quan lập pháp và hành pháp phải coi trọng vấn đề xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật vào việc bảo vệ quyền con người, quyền cá nhân đồng thời đảm bảo cho việc thực thi như là một trách nhiệm phải thực hiện chứ không phải ban phát. Đến lượt mình, mỗi cá nhân cũng phải có ý thức và chủ động thực hiện các quyền của mình mà pháp luật đã thừa nhận. Trong thực tế hiện nay, xét trên cả hai phương diện, nhà nước và công dân, đây đang là một điểm yếu, cũng là một sự thiếu hụt do truyền thống để lại mà chúng ta cần phải bù đắp kịp thời.