Về trách nhiệm chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 48 - 49)

luật, nghị quyết

- Có 21 ý kiến tán thành với Phương án 1, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Các ý kiến này cho rằng quy định như vậy sẽ bảo đảm để các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và các cơ quan chủ trì thẩm tra thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình; bảo đảm tính liên tục, liền mạch, tính chủ động và phát huy cao nhất trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; bảo đảm trong suốt quá trình xem xét, thông qua, các chính sách phát sinh đều được xem xét, phản biện, thẩm tra phù hợp với nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện quyền lập pháp, bảo đảm một việc do một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính và chuyên sâu, để từ đó xác định rõ trách nhiệm trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật. Đồng thời, đề nghị Chính phủ, các cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh cần có kế hoạch tăng cường nguồn lực, đề cao trách nhiệm, chủ động thực hiện các công việc theo quy định; đổi mới quy trình và cách thức tổ chức công tác bảo đảm hợp lý, khoa học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật.

- Có 32 ý kiến tán thành với Phương án 2, cơ bản giữ như Luật hiện hành là cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Các ý kiến này cho rằng quy định như hiện nay sẽ giảm tải được công việc cho các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, phù hợp với xu thế tăng số lượng đại biểu chuyên trách của Quốc hội trong thời gian tới, bảo đảm tính khách quan trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

- Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đề cao trách nhiệm của từng chủ thể trong quy trình xây dựng luật từ soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, cho ý kiến đến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật; tạo sự chủ động cho các cơ quan của Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cho việc tổ chức nghiên cứu, thẩm tra các dự án; phát huy được vai trò, trách nhiệm của cơ quan trình dự án, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định liên quan đến quy trình phối hợp giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan trình dự án trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh để bảo đảm tính chặt chẽ và rõ trách nhiệm của từng bên.

- Một số ý kiến đề nghị bổ sung các quy định để nâng cao vai trò của đại biểu Quốc hội, xây dựng cơ chế để cơ quan thẩm tra xác nhận rằng các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội đã được tiếp thu đầy đủ trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý.

- Có ý kiến đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn phải chỉ đạo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, còn giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo có sự phân vai hợp lý trong thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc

3

hội, nhưng phải bảo đảm cơ quan soạn thảo vẫn phải có trách nhiệm tới cùng trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định hằng năm Ủy ban Thường vụ Quốc hội có đánh giá và báo cáo với Quốc hội về trách nhiệm của các cơ quan trong công tác xây dựng pháp luật, trong đó báo cáo cụ thể, làm rõ nguyên nhân, kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc trách nhiệm của cơ quan có liên quan.

- Có ý kiến đề nghị thay đổi theo hướng ba lần đọc tại hai kỳ họp, kể cả rút gọn cũng phải hai lần đọc, lần đọc thứ hai có sự tranh luận giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới kết luận và trình ra Quốc hội.

- Có ý kiến đề nghịcó cơ chế kiểm soát vấn đề lợi ích Bộ, ngành.

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)