Về việc bổ sung hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 49 - 50)

4.1. Về Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Có 08 ý kiến tán thành việc bổ sung hình thức văn bản này và đề nghị thể hiện rõ việc xây dựng văn bản này nhằm hướng dẫn các nội dung liên quan đến giám sát, phản biện xã hội, hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Quy định như vậy để hạn chế lạm dụng và tăng cường kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

- Có 01 ý kiến không tán thành bổ sung hình thức văn bản này.

- Có ý kiến đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa quy định “Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Trận Tổ quốc Việt Nam” và quy định “Nghị quyết liên tịch

giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Trận Tổ quốc Việt Nam”.

- Có ý kiến đề nghị xem xét lại nghị quyết liên tịch là văn bản quy phạm pháp luật vì đây chỉ là quy chế, mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan với nhau, bản chất không phải là quy phạm pháp luật.

4.2. Về thông tư liên tịch giữa Tổng Kiểm toán nhà nước với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Có 11 ý kiến tán thành việc bổ sung hình thức văn bản này để có sự phối hợp và mỗi một cơ quan thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, phục vụ tốt hơn cho người dân, thực hiện đúng quy định pháp luật; có ý kiến đề nghị thể hiện rõ việc xây dựng văn bản liên tịch giữa Tổng Kiểm toán nhà nước với Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để nhằm phòng, chống tham nhũng. Quy định như vậy để hạn chế lạm dụng và tăng cường kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước; có ý kiến cho rằng cách thể hiện như dự thảo

Luật sẽ dẫn đến cách hiểu Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ban hành thông tư liên tịch; do đó, đề nghị chỉnh lý lại để tránh hiểu nhầm.

- Có 3 ý kiến không tán thành việc bổ sung.

- Có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi của thông tư liên tịch theo hướng quy định cả về nội dung mà không chỉ giới hạn quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

- Có ý kiến đề nghị cân nhắc hạn chế các loại văn bản quy phạm pháp luật liên tịch, vì Tòa án là cơ quan có quyền tư pháp duy nhất, có quyền áp dụng pháp luật để ra bản án, xét xử những tranh chấp giữa các bên. Việc quy định về hình thức nghị quyết liên tịch dẫn đến quyền tư pháp của Tòa án phải đi liên tịch với cơ quan hành pháp là không phù hợp.

- Có ý kiến đề nghị sửa lại tên Điều 25 như sau: “Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước”.

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)