Về xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 50 - 51)

- Nhiều ý kiến đồng ý với việc bổ sung 03 trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn như trong Tờ trình của Chính phủ nhằm kịp thời tháo gỡ được những khó khăn và đáp ứng yêu cầu của thực tế.

- Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung các trường hợp được áp dụng quy trình xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, vì có thể dẫn tới một số hạn chế như: làm mất đi cơ hội có ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động, các quy định về chính sách không được đánh giá trước một cách kỹ càng, thận trọng có thể dẫn tới hạn chế chất lượng của các văn bản...

- Có ý kiến đề nghị cần đưa ra những quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn đối với tiêu chí, quy trình xem xét, quyết định văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn để tránh bị lạm dụng.

- Có ý kiến cho rằng để tránh việc lạm dụng quy trình rút gọn, đề nghị bổ sung một số quy định như sau: (1) để được phép rút gọn thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp; (2) bổ sung quy định trong văn bản đồng ý thủ tục rút gọn của Thủ tướng Chính phủ phải ghi rõ áp dụng thủ tục rút gọn theo trường hợp nào tại Điều 146 và phải lý giải vì sao văn bản này thuộc trường hợp đó; (3) sửa đổi khoản 3 Điều 146 quy định về việc dùng thủ tục rút gọn khi cần sửa đổi văn bản để phù hợp với văn bản mới được ban hành, nhưng không áp dụng đối với trường hợp ban hành văn bản quy định chi tiết để phù hợp với văn bản đã được quy định chi tiết.

5

- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quy trình, thủ tục đối với trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật chuyển từ trình tự, thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường; trường hợp chuyển từ quy trình thông qua 2 kỳ họp sang quy trình 3 kỳ họp.

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)