Về quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 51)

- Một số ý kiến tán thành việc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015 để bảo đảm phù hợp với thực tế, thống nhất với thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và để triển khai được các chính sách hỗ trợ đặc thù cần thiết phải quy định về thủ tục hành chính thì mới thực hiện được.

- Có ý kiến không tán thành việc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 27.

- Có ý kiến đề nghị cần phân tích, đánh giá kỹ tác động việc cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính trong trường hợp quy định về biện pháp có tính chất đặc thù, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cần có thống kê, phân tích cụ thể tổng số nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được ban hành theo quy định tại khoản 4 Điều 27, tổng số văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, để từ đó cho thấy đâu là sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định về ban hành thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật.

- Có ý kiến cho rằng việc cho phép quy định thủ tục hành chính tại thông tư nhưng không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện tăng thời gian giải quyết như trong dự thảo Luật là không bảo đảm quyền của người dân và doanh nghiệp theo tinh thần của Hiến pháp. Việc đưa các thủ tục hành chính lên cấp nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình soạn thảo các thủ tục này được minh bạch hơn, phải qua kiểm soát thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ; ở cấp bộ hiện nay công tác kiểm tra thủ tục hành chính không được đảm bảo, có bộ làm tốt, có bộ làm chưa tốt. Do đó, đề nghị nếu thủ tục hành chính quy định tại thông tư mà không đáp ứng Điều 114 của Luật năm 2015 thì cần sửa đổi luật hoặc nghị định là căn cứ ban hành thông tư đó; nếu không đưa các thủ tục hành chính đó quy định trong luật hoặc nghị định thì các quy định về thủ tục hành chính tại thông tư đó phải hết hiệu lực. Đồng thời, cần có quy định thời hạn để các Bộ, Chính phủ tiến hành rà soát các thông tư còn quy định thủ tục hành chính và quyết định việc giữ hoặc bỏ các thủ tục đó; nếu giữ thì phải được nâng lên nghị định, quyết định của Thủ tướng hoặc luật chứ không thể để tồn tại các thủ tục hành chính trong các thông tư này.

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)