Về thẩm định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 53)

9. Về các vấn đề khác

9.3. Về thẩm định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh

- Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể việc thẩm tra trong trường hợp chính sách dự án được điều chỉnh khác so với trình trước đó hoặc bổ sung trong giai đoạn chỉnh lý, hoàn thiện để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.

- Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trong việc thẩm tra lồng ghép chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm việc lồng ghép chính sách dân tộc khi dự án, dự thảo có quyết định liên quan đến dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số miền núi, bảo đảm thể chế hóa quan điểm của Đảng là thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đồng thời, bổ sung quy định hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra phải có báo cáo về lồng ghép chính sách dân tộc trong dự án dự thảo nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số miền núi.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung trách nhiệm thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quá trình đánh giác tác động về giới ngay từ giai đoạn đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cơ quan thẩm định phải trình bày ý kiến tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nếu cần thiết thì trình bày ý kiến tại phiên họp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin cho đại biểu.

Một phần của tài liệu GÓP Ý LUẬT VBQPPL-đã gộp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)