Thương mại điện tử và các kênh bán lẻ số là một trong những xu thế cần nắm bắt trong tương la

Một phần của tài liệu Masan Group Báo Cáo Thường Niên 2019 (Trang 30 - 32)

đột phá, mang lại nhiều sản phẩm cao cấp tốt cho sức khỏe được hậu thuẫn bởi quy mô sản xuất, công nghệ, và mạng lưới phân phối vươn rộng khắp cả nước. Khả năng xây dựng thương hiệu của Masan, kết hợp với các sản phẩm mới đột phá đã mang lại thành công cho những nỗ lực ra mắt thương hiệu cao cấp trong 2 năm vừa qua, mà điển hình có thể kể đến Nam Ngư Phú Quốc, Chin-Su vị Mặn Mà và Chin-Su Cá Cơm Mùa Xuân.

Thực phẩm tiện lợi

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nhật. Vì vậy, ngành thực phẩm tiện lợi ở Việt Nam luôn là một thị trường cạnh tranh khốc liệt, với nhiều doanh nghiệp, vô số thương hiệu cùng cạnh tranh dựa vào giá, mùi vị, thành phần và chất lượng. Hiện có đến hơn 50 nhà sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó Acecook đang dẫn đầu, theo sát là Masan với sản lượng lớn thứ 2 trên thị trường.

Trong vòng 3 năm qua, Masan đã tập trung vào chiến lược cao cấp hóa ngành hàng qua các dòng sản phẩm ăn liền của thương hiệu Omachi. Bằng cách kết hợp thương hiệu dẫn đầu về gia vị “Chin- Su” với các phát kiến mì ăn liền cao cấp mới và nền tảng dinh dưỡng vững mạnh (từ Ponnie, Heo Cao Bồi), Masan đã tung ra nhiều sản phẩm ăn liền phục vụ nhiều khẩu vị khác nhau. Nhờ vậy, danh mục thực phẩm tiện lợi của Masan tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dòng sản phẩm mì gói truyền thống tại Việt Nam.

Đồ uống

Masan đang cạnh tranh trong 3 ngành hàng đồ uống lớn nhất ở Việt Nam là nước tăng lực, nước uống đóng chai, và cà phê. Kế hoạch sắp tới là tiếp tục đánh giá cơ hội và tiềm năng xây dựng các thương hiệu đột phá ở các ngành hàng quy mô lớn khác trong lĩnh vực đồ uống nói chung.

Nước tăng lực

Cuộc sống ngày càng bận rộn và căng thẳng hơn là một trong những yếu tố khiến ngành nước tăng lực tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Các quảng cáo thường tập trung vào câu chuyện nước tăng lực có thể mang lại một cú hích năng lượng, giúp cho người tiêu dùng vượt qua lịch làm việc quay cuồng. Một động lực tăng trưởng khác đến từ nhu cầu sử dụng nước tăng lực của tầng lớp lao động trong sản xuất, nông nghiệp và vận tải. Red Bull Vietnam hiện đang đứng đầu thị trường, theo sau đó là Suntory Pepsico và Tân Hiệp Phát. Masan bước chân vào ngành hàng này vào năm 2015 với sản phẩm nước tăng lực vị cà phê Wake-up 247 và đã nhanh chóng củng cố vị thế là thương hiệu lớn thứ 4 trên thị trường. Với sự ra đời của thương hiệu “Compact” năm 2018, Masan tiến thêm một bước vào phân khúc nước tăng lực vị trái cây. Với sự hậu thuẫn của các chương trình marketing chiến lược và hệ thống phân phối rộng lớn nhất cả nước, chúng tôi hiện đang tập trung xây dựng một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh cho ngành hàng này.

Nước đóng chai

Thị trường nước đóng chai ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng hai chữ số trong ngắn và trung

hạn, với nguyên nhân đến từ chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm một số vùng, dẫn đến nhu cầu có nước uống sạch và an toàn tăng mạnh. Thêm vào đó, phần đông dân số vẫn đang thiếu nước sạch, do tốc độ tăng dân số và đô thị hóa quá nhanh. Mặc dù nhu cầu về nước đã được những đơn vị cấp nước đô thị phần nào đáp ứng, trình trạng này sẽ vẫn làm cho nhu cầu nước đóng chai ngày càng tăng.

Masan bắt đầu ngành hàng này bằng việc mua lại 2 thương hiệu nước đóng chai được tin dùng nhất tại Việt Nam: Vĩnh Hảo và Quang Hanh. Trong 2 năm qua, thương hiệu mới “Vivant” – Nước khoáng cao cấp đã nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng và đạt tăng trưởng hai chữ số trong danh mục nước đóng chai của công ty năm 2019.

Cà phê

Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil. Lối sống bận rộn và thời gian làm việc dài hơn như hiện nay dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng dài hạn cho ngành hàng này. Thị trường cũng sẽ hưởng lợi khi các nhà sản xuất tiếp tục giới thiệu các sản phẩm cà phê gu đậm hơn, phù hợp với thị hiếu truyền thống của người tiêu dùng Việt Nam.

Masan tiếp tục là một trong những công ty dẫn đầu thị trường ở phân khúc cà phê hòa tan, thông qua thương hiệu “Vinacafe” và “Wake-up”. Trong thời gian tới, Masan nhắm đến việc mở rộng sang các định dạng sản phẩm khác như cà phê rang xay, cà phê uống liền để đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Masan liên tục phân tích và đánh giá các mô hình kinh doanh mới, đồng thời hoạch định

lộ trình cho các các phát kiến mới để phát triển thêm nhiều loại hình và hương vị cà phê mới.

Thịt chế biến

Người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn về khẩu vị, dinh dưỡng và mức giá hợp lý của các sản phẩm thực phẩm, điều này thể hiện trong việc tăng lượng tiêu thụ thịt và hải sản trong ẩm thực Việt. Mặc dù vậy, các mặt hàng thịt chế biến và hải sản được bày bán trong kênh bán lẻ ở Việt Nam vẫn chưa đa dạng bằng thực phẩm được phục vụ tại các nhà hàng, quán ăn. Do đó, người tiêu dùng sẽ mong chờ các sản phẩm thịt và hải sản chế biến với hương vị và cách thức nấu đa dạng.

Thông qua hợp tác với một trong những công ty hàng đầu trong ngành thịt chế biến tại Hàn Quốc là Jin-Ju Ham, Masan đã xây dựng các thương hiệu được yêu thích như Heo Cao Bồi, Ponnie và phân phối rộng khắp trên thị trường. Kết quả kinh doanh cho thấy danh mục thịt chế biết có doanh số tăng gần gấp đôi trong năm 2019, và kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhờ lộ trình tung sản phẩm mới được hoạch định bài bản, nắm bắt thị hiếu và khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.

Bia

Giai đoạn 2017-2019, các doanh nghiệp kinh doanh bia ở Việt Nam đều gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại trong việc phát triển doanh số và mở rộng thị trường. Trước hết là thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho bia tiếp tục gây áp lực cho các nhà sản xuất, trong khi giá bán không thể tăng thêm vì sẽ khó bán được hàng. Thêm nữa, chính sách khắt khe hơn đối với tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là mức phạt cao hơn cho người lái xe sau khi uống

bia rượu cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bia. Mặc dù vậy, ngành hàng này vẫn được kỳ vọng sẽ có kết quả khá tốt trong trung hạn nhờ vào văn hóa uống bia tại quán, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ và thu nhập khả dụng ngày càng cao.

Sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình

Chăm sóc cá nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực lớn nhất và hấp dẫn nhất tại Việt Nam với giá trị thị trường hơn 4 tỷ USD, hiện đang bị chi phối bởi các sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả là người tiêu dùng ở Việt Nam hiện đang phải chi trả quá cao cho các sản phẩm này, bằng chứng là Việt Nam có mức chi tiêu bình quân đầu người cao nhất cho danh mục sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình trong số các thị trường tại Đông Nam Á.

Masan tin rằng thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình tại Việt Nam vẫn còn rất sơ khai khi so sánh với các thị trường phát triển khác. Vì vậy, đây là thị trường giàu tiềm năng và có nhiều triển vọng để xây dựng các thương hiệu nội địa vững mạnh. Masan Consumer đã mua lại đa số cổ phần của CTCP Bột giặt NET (“NET”) trong Quý 1/2020. NET là điểm khởi đầu chiến lược để Masan xây dựng nền tảng đa dạng hóa các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình. Masan và NET sẽ hợp tác cùng nhau để thúc đẩy tăng trưởng đáng kể thông qua việc xây dựng danh mục sản phẩm đột phá, đồng thời tích hợp NET với hệ thống phân phối của Masan để khai thác tối đa sức mạnh cộng hưởng.

Một phần của tài liệu Masan Group Báo Cáo Thường Niên 2019 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)