tích kết quả tài chính
Đơn vị triệu đồng
Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Masan Consumer Holdings (“MCH”) Masan MEATLife (“MML”) Masan Resources (“MSR”) Tổng cộng 2019 Kiểm toán 18.845.240 13.798.751 4.706.130 37.354.087 Doanh thu 2018 Kiểm toán 17.345.752 13.976.854 6.865.011 38.187.617
Doanh thu thuần giảm 2,2% còn 37.354 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 38.188 tỷ đồng trong năm 2018. Nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ mức giảm 31,4% doanh thu của MSR còn 4.706 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 6.865 tỷ đồng trong năm 2018 do giá vonfram giảm 22% cũng như trì hoãn việc bán đồng. Doanh thu của MML giảm nhẹ xuống còn 13.799 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 13.977 tỷ đồng của năm 2018 do tác động của dịch tả heo châu Phi dẫn đến việc tiêu hủy gần
9% tổng đàn heo Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2019, MML tiếp tục xây dựng chuỗi giá trị thương hiệu “MEATDeli” và tăng quy mô mạng lưới bán lẻ lên hơn 600 điểm bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng về sản phẩm thịt truy xuất được nguồn gốc, ngon và an toàn cho sức khỏe.
Năm 2019, MCH đã có thêm một năm kinh doanh thành công khi doanh thu thuần tăng
8,6% lên 18.845 tỷ đồng từ mức 17.346 tỷ đồng trong năm 2018. Trọng tâm của MCH trong việc xây dựng các thương hiệu tiêu dùng đột phá đã giúp tái cấu trúc thành công mô hình kinh doanh từ “bán hàng hoá” sang “xây dựng thương hiệu”. Chiến lược “cao cấp hóa” tiếp tục có kết quả tốt nhờ vào áp dụng các phát kiến mới trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, thêm vào đó, ngành hàng đồ uống và thịt chế biến cũng đạt tăng trưởng cao.
Phần này là phân tích về kết quả tài chính cả năm 2019 của Ban Điều hành. Số liệu phân tích theo từng công ty con là số liệu kiểm toán, số liệu phân tích theo ngành là số liệu báo cáo của Ban Điều hành.
Đơn vị triệu đồng
Lợi nhuận gộp theo lĩnh vực kinh doanh Masan Consumer Holdings Masan MEATLife Masan Resources Tổng cộng 2019 Kiểm toán 7.890.155 2.266.603 734.985 10.941.148 Lợi nhuận gộp 2018 Kiểm toán 7.571.676 2.096.950 2.161.462 11.881.409
Lợi nhuận gộp hợp nhất giảm 7,9% xuống còn 10.941 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 11.881 tỷ đồng năm 2018. Vì lí do đó, biên lợi nhuận gộp của Masan Group giảm còn 29,3% trong năm 2019 từ mức 31,1% của năm 2018. Nhìn chung, MCH đóng góp 72% lợi nhuận gộp hợp nhất trong năm 2019, đứng thứ 2 là MML với 21% và MSR với 7%.
Lợi nhuận gộp của MSR giảm 66,0% xuống còn 735 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 2.161 tỷ đồng năm 2018, chủ yếu do giá hàng hóa giảm và việc hoãn bán sản phẩm đồng, do đó biên lợi nhuận gộp của MSR giảm xuống còn 15,6% trong năm 2019 so với 31,5% năm 2018. Lợi nhuận gộp của MCH tăng lên 7.890 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 7.572 tỷ đồng năm 2018 chủ yếu nhờ tăng trưởng doanh thu ròng 8,6% mặc dù biên lợi nhuận gộp có giảm từ 43,7% năm 2018 xuống còn 41,9% năm 2019. Nguyên nhân suy giảm biên lợi nhuận gộp là do tỷ suất lợi nhuận thấp hơn từ sản phẩm hạt nêm trong phân khúc gia vị, thay đổi chính sách kế toán cho thực phẩm tiện lợi,
được bù đắp bằng tỷ suất lợi nhuận cao hơn ở ngành hàng nước tăng lực. Lợi nhuận gộp của MML đã tăng từ 2.097 tỷ đồng trong năm 2018 lên 2.266 tỷ đồng vào năm 2019, mặc dù doanh thu thấp hơn. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 15,0% năm 2018 lên 16,4% trong năm 2019 nhờ giá cả hàng hóa thấp hơn.
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng trong năm 2019 giảm 7,4% xuống còn 3.995 tỷ đồng từ mức 4.314 tỷ đồng năm 2018. Nhờ vậy, chi phí bán hàng tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần trong năm 2019 giảm xuống 10,7% từ mức 11,3% trong năm 2018. Tỉ lệ chi phí phí bán hàng trên doanh thu thuần của MCH giảm từ 19,8% trong năm 2018 xuống còn 19% trong năm 2019. Tại MML, việc chuẩn hóa chính sách bán hàng và tối ưu hóa nhân sự bán hàng giúp giảm chi phí bán hàng, vì vậy, tỉ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần giảm nhẹ từ mức 5,5% trong năm 2018 xuống còn 5,4% trong năm 2019. Còn đối với MSR, chi phí bán hàng gần như
không đổi, duy trì ở mức 116 tỷ đồng trong năm 2019 so với 104 tỷ đồng năm 2018.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2019 tăng 4,4% lên 2.103 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 2.015 tỷ đồng năm 2018. Chi phí quản lý doanh nghiệp tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần tăng từ mức 5,3% năm 2018 lên 5,6% trong năm 2019.
Thu nhập tài chính
Thu nhập tài chính giảm 37,5% xuống còn 1.188 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 1.902 tỷ đồng năm 2018. Thu nhập tài chính trong năm 2019 bao gồm 809 tỷ đồng từ dàn xếp vụ kiện trọng tài quốc tế với Jacob’s Australia và khoản thu nhập một lần (không phải kinh doanh chính) trị giá 1.472 tỷ đồng chủ yếu đến từ giả định bán một phần tỷ lệ sở hữu của MSN trong Techcombank do kết quả của việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông mới với giá trị lớn hơn giá trị cổ đông hiện tại đang sở hữu.
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính giảm 28,8% xuống còn 2.201 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 3.091 tỷ đồng trong năm 2018, chủ yếu do tiền lãi phải trả cho trái chủ giảm. Trong Quý 4/2018, tổng dư nợ của MSN đã giảm gần 13 nghìn tỷ đồng bằng việc trả nợ trái phiếu đang lưu hành tại MSN và MCH cũng như hoàn trả khoản vay ngắn hạn tại MML.
Lợi nhuận từ công ty liên kết
Lợi nhuận từ công ty liên kết phần lớn đến từ phần đóng góp lợi nhuận của Techcombank tương ứng với tỷ lệ phần trăm lợi ích kinh tế của Tập đoàn. Tỷ lệ lợi nhuận trong công ty liên kết tăng 14,0% lên 2.182 tỷ đồng trong năm 2019 từ mức 1.914 tỷ đồng năm 2018, do lợi nhuận cao hơn từ Techcombank trong năm 2019.
Lợi nhuận sau thuế
Trong năm 2019, Tập đoàn đã báo cáo lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Cổ đông của Công ty cho hoạt động kinh doanh chính (không bao gồm lợi nhuận 1 lần) đạt mức 3.907 tỷ đồng, tăng 12,4% so với mức 3.477 tỷ đồng trong năm 2018. Lợi nhuận biên cho hoạt động kinh doanh chính tăng lên 10,5% trong năm 2019 so với mức 9,1% cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh thành công của MCH, MML cũng như giảm chi phí tài chính hợp nhất là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng
lợi nhuận. EBITDA của MCH đã tăng 12,7% khi doanh thu tăng 8,6% và biên EBITDA tăng thêm 89 điểm cơ bản. EBITDA của MML tăng 25,6%, do biên EBITDA cải thiện 240 điểm cơ bản mặc dù doanh thu giảm 1,3%. Theo đó, chi phí tài chính hợp nhất giảm 28,8% cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho Cổ đông của Công ty tăng 13,0% đạt 5.558 tỷ đồng so với mức 4.916 tỷ đồng của năm 2018. Lợi nhuận thuần bao gồm khoản lợi nhuận một lần thuần trị giá 1.651 tỷ đồng từ MSR vào Quý 3/2019 do dàn xếp vụ kiện trọng tài quốc tế giữa NPMC với Jacobs và khoản thu nhập một lần là 1.472 tỷ đồng trong Quý 2/2018 chủ yếu đến từ giả định bán một phần tỷ lệ sở hữu trong Techcombank
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền của Masan Group, bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn, tăng lên 7.585 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019 so với mức 4.962 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018.
Dòng tiền chi chủ yếu là cho chi phí lãi thuần 1.600 tỷ đồng, vốn đầu tư TSCĐ 4.200 tỷ đồng, chia cổ tức bằng tiền mặt 400 tỷ đồng cho cổ đông của công ty con. Dòng tiền thu được chủ yếu đến từ 7.000 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh, 3.200 tỷ đồng vay ròng và 644 tỷ đồng tiền mặt do ảnh hưởng từ thương vụ mua lại VCM.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho tăng lên 9.622 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2019 so với mức 4.333 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2018, chủ yếu do ảnh hưởng của việc sáp nhập VinCommerce (3.700 tỷ đồng) tính đến ngày 31/12/2019. Nếu không bao gồm việc hợp nhất VCM, tồn kho của MSN đã tăng lên thành 82 ngày so với 60 ngày trong năm 2018, do trì hoãn việc bán đồng tại MSR.
Tài sản cố định
Vào ngày 31/12/2019, tài sản cố định đạt mức 40.792 tỷ đồng so với mức 29.203 tỷ đồng vào ngày 31/12/2018. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của việc hợp nhất VCM (12 nghìn tỷ đồng) và chi đầu tư TSCĐ trong năm 2019. Chi đầu tư TSCĐ năm 2019 phần lớn dành cho việc xây dựng chuỗi giá trị thịt của chúng tôi tại MML, thịt chế biến, nước mắm cốt, tăng công suất nước tăng lực tại MCH cũng như bảo trì và mở rộng đập thải đuôi quặng bên cạnh các hoạt động nâng cấp khác.
Đầu tư vào Công ty liên kết
Đầu tư vào công ty liên kết thể hiện ở lợi ích kinh tế của MSN tại Techcombank, VISSAN và Cholimex tại ngày 31/12/2019. Đầu tư vào công ty liên kết cũng bao gồm các khoản đầu tư vào công ty liên khác của Proconco – một công ty con gián tiếp của MSN.
Tổng tài sản
Tổng tài sản tăng 50,1% lên 97.297 tỷ đồng vào ngày 31/12/2019 so với mức 64.579 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018. Nguyên nhân chủ yếu là do việc gia tăng tài sản cố định từ thương vụ mua lại VCM (21 nghìn tỷ đồng), qua đó làm tăng số dư tiền mặt và hàng tồn kho như đã phân tích ở trên.
Các khoản vay
Vào ngày 31/12/2019, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn tăng 36,5% lên 30.016 tỷ đồng từ mức 21.995 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do hợp nhất khoản nợ 4.715 tỷ đồng từ việc mua lại VCM và trang trải chi phí đầu tư TSCĐ trị giá 4,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2019.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 31/12/2019 đạt 51.888 tỷ đồng, tăng 52,2% so với mức 34.080 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018. Mức tăng này chủ yếu là do phần đóng góp của lợi nhuận thuần trong năm 2019 tăng 6.364 tỷ đồng và khoản lợi nhuận 9.063 tỷ đồng do ảnh hưởng ròng của việc mua lại VCM.