MML, và khoản nợ 4,7 nghìn tỷ đồng do mua lại VinCommerce theo bảng cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Xét về triển vọng dài hạn, chúng tôi tin rằng 2019 là năm bản lề cho sự chuyển đổi của Masan trong 5 năm tới. Trong giai đoạn này, Masan tin rằng các sản phẩm và thương hiệu hiện tại là chưa đủ để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm độc đáo, mới lạ và những trải nghiệm tiêu dùng phù hợp với sở thích cá nhân. Với việc gia nhập lĩnh vực bán lẻ, chúng tôi hiện đã sở hữu hầu hết các yếu tố cần thiết để xây dựng một nền tảng “Tiêu dùng - Công nghệ” thực thụ. Nhờ vào công nghệ và hàng loạt điểm tương tác, chúng tôi và người tiêu dùng có thể kết nối liền mạch và hiệu quả từ đó rút ngắn khoảng cách giữa người tiêu dùng và nhà tiếp thị. Masan sẽ xây dựng phương thức bán hàng đa kênh (omni-channel) trong 5 năm tới để kích cầu tiêu dùng lớn bằng cách cung cấp danh mục sản phẩm và dịch vụ đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt.
Môi trường Kinh doanh Kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của chúng tôi chủ yếu tại Việt Nam, do đó hiệu quả và chất lượng tài sản của chúng tôi cũng phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, trong tương lai, môi trường kinh tế trong nước cộng thêm các tác động bên ngoài như môi trường kinh tế trên toàn châu Á và thế giới sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Masan. Ngoài ra, các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bao gồm chi tiêu và tiêu dùng cá nhân, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, mặt bằng giá cả hàng hóa, gánh nặng trả nợ của người tiêu
dùng hoặc doanh nghiệp và khả năng cho vay tín dụng cũng như các yếu tố khác như sự lây lan của bệnh dịch, xung đột vũ trang quy mô lớn, khủng bố hay bất cứ sự cố xã hội, địa lý hoặc chính trị bất lợi nào cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Masan.
Trong năm 2020, kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng (dù dịch bệnh COVID-19 sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm), nhờ vào kỳ vọng sức tiêu dùng trong nước được cải thiện do thu nhập khả dụng ngày càng cao, tầng lớp trung lưu gia tăng, tốc độ đô thị hóa cao và hệ thống ngân hàng có nhiều cải thiện. Bất kỳ biến động nào trong giá cả hàng hóa trong năm 2020 đều có thể làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các mảng kinh doanh tập trung vào người tiêu dùng của Masan. Tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc, các diễn biến chính trị, khả năng xảy ra chiến tranh thương mại và bảo hộ thương mại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Ngoài ra, tình hình thiên tai có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp Viêt Nam, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung. Áp lực về nhu cầu ngoại tệ cũng như những yếu tố làm giảm giá trị tiền Đồng so với USD cũng có thể làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao.
Trong năm 2020, kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng (dù dịch bệnh COVID-19 sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm), nhờ vào kỳ vọng sức tiêu dùng trong nước được cải thiện do thu nhập khả dụng ngày càng cao, tầng lớp trung lưu gia tăng, tốc độ đô thị hóa cao và hệ thống ngân hàng có nhiều cải thiện. Bất kỳ biến động nào trong giá cả hàng hóa trong năm 2020 đều có thể làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các mảng kinh doanh tập trung vào người tiêu dùng của Masan. Tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc, các diễn biến chính trị, khả năng xảy ra chiến tranh thương mại và bảo hộ thương mại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Ngoài ra, tình hình thiên tai có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp Viêt Nam, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung. Áp lực về nhu cầu ngoại tệ cũng như những yếu tố làm giảm giá trị tiền Đồng so với USD cũng có thể làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao. tiềm năng tăng trưởng bền vững dài hạn và biên lợi nhuận cao hơn đáng kể so với ngành thức ăn chăn nuôi từ trước đến nay. Nhưng trên hết, Masan hướng đến mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm thịt tươi ngon, an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc với mức giá hợp lý.
Ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam Việt Nam
Là nước có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng trong ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục
trong tương lai, nhờ vào dân số trẻ và hành vi chi tiêu ngày càng mạnh của người tiêu dùng. Thương mại điện tử và các kênh bán lẻ số đang lên ngôi cũng là một trong những xu thế cần nắm bắt trong thời gian tới. Đặc điểm dân số học của Việt Nam cũng mở ra nhiều cơ hội màu mỡ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, và định hình một xu hướng tăng dần trong vài thập niên tới. Các xu hướng mới và đặc điểm nhân khẩu học sẽ làm ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng gồm: (i) Số lượng nhân viên nữ trong lực lượng lao động cao hơn, (ii) tỷ lệ đô thị hoá cao, (iii) lối sống bận rộn hơn và (iv) tăng cường đầu tư vào các hoạt động marketing. Các xu hướng này sẽ làm thay đổi lớn đến thị trường tiêu dùng như: (i) Nhu cầu cao cho thực phẩm tiện lợi, (ii) mối quan tâm lớn hơn cho sản phẩm chất lượng và an toàn, (iii) các sản phẩm có thương hiệu đươc ưu tiên lựa chọn và (iv) nhu cầu cho các sản phẩm mới và đa dạng.
Gia vị
Nước mắm đến nay vẫn là dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành gia vị, tiếp theo là nước tương và tương ớt. Trong những năm gần đây, xu hướng cao cấp hóa dựa trên chất lượng tốt hơn và thành phần tốt cho sức khỏe hơn đã nổi lên rõ rệt. Người tiêu dùng, đặc biệt là người thành thị sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cao cấp có thương hiệu.
Masan đang tiếp tục là công ty khởi xướng xu thế và dẫn đầu thị trường trong ngành Gia vị, nhờ luôn chú trọng vào năng lực Nghiên cứu & Phát triển vượt trội, có lộ trình cụ thể để ra mắt các phát kiến
Thương mại điện tử và các kênh bán lẻ số là một trong những xu thế cần nắm bắt trong tương lai những xu thế cần nắm bắt trong tương lai