Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, một chính sách mới ở Việt nam đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhóm nghiên cứu, nhiều tác giả với các công trình, đề tài và hướng tiếp cận khác nhau. Sau đây là một số công trình, bài viết nghiên cứu về chính sách chi trả DVMTR như bản thân đã tiếp cận:
- Phạm Hồng Lượng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Tổng cục Lâm nghiệp (2018) với Bài viết “Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” trên Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 1-2018. Bài báo trình bày tóm tắt về kết quả tình hình thực thi chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả hơn 5,8 triệu ha rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng.
- Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến (2013) với công trình “Chi trả DVMTR tại Việt nam từ chính sách đến thực tiễn” nhằm tìm hiểu xem chi trả DVMTR được triển khai ở đâu và như thế nào tại Việt Nam và trên bình diện quốc tế. Thiết lập một khung chính sách với các khuyến nghị chính sách cụ thể có tính thực tiễn, hợp lý và có thể áp dụng được trên nền tảng khung pháp lý và các chính sách môi trường ở Việt Nam. Nghiên cứu này còn cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những đánh giá và phân tích cụ thể về tính hiệu quả, hiệu ích và công bằng của PFES trong quá trình triển khai từ năm 2008 đến nay.
Nhìn chung các tài liệu trên đã nghiên cứu tổng quan về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số địa phương. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2017 đến 2019 chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.