- Từng bước nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh
+ Công bố Quyết định thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, giám sát.
+ Thực hiện các nội dung công việc theo quy định hiện hành đối với từng loại hình: thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, giám sát.
+ Đưa ra ý kiến đề nghị làm rõ, giải trình các nội dung chưa được rõ ràng. + Kết luận.
- Công cụ: là lực lượng công chức, viên chức của Ngành Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và các tổ chức khác có chức năng tương tự. Các quy định của pháp luật về việc quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, về trình tự thủ tục, các bước tiến hành đối với từng loại hình: thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, giám sát.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng cấp tỉnh Phát triển rừng cấp tỉnh
1.2.5.1. Các yếu tố thuộc về Quỹ
- Trình độ năng lực của cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị. Hiện nay, trong hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, cán bộ viên chức, người lao động phải có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên. Phải được đào tạo các kỹ năng cơ bản: đối với bộ phận làm kỹ thuật phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm xử lý bản đồ lâm nghiệp như Mapinfo, Microstation..., đã từng đi thực địa tại các vùng rừng núi...; đối với bộ phận kế hoạch tài chính: phải tốt nghiệp các trường đại học Lâm nghiệp, Kinh tế, đào tạo về kinh tế, lâm nghiệp và tài chính, thực hiện tốt các công việc được giao có liên quan đến kế hoạch, tài chính...
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng. Người lãnh đạo quản lý là những người sẽ tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên hoặc đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với các cán bộ viên chức, người lao động còn lại trong đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cả về tố chất, trình độ được đào tạo, cách thức chỉ đạo... Người lãnh đạo có năng lực tốt thì sẽ chỉ đạo, quản lý, lãnh đạo đơn vị đi theo đúng hướng, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.
- Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của đơn vị.
Yếu tố này ảnh hưởng khá lớn tới việc quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ BV&PTR. Nó là điều kiện cẩn thiết đầu tiên để duy trì, phát triển bộ máy làm việc của cơ quan đơn vị. Có trụ sở làm việc ở vị trí thuận lợi, với điều kiện cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, cán bộ viên chức, người lao động sẽ yên tâm công tác, thuận lợi cho việc trao đổi công việc giữa đơn vị này và đơn vị khác.
- Tài sản, công cụ, dụng cụ để phục vụ cho công tác của cán bộ Quỹ BV&PTR.
Cán bộ viên chức, người lao động khi làm việc không thể thiếu tài sản, công cụ dụng cụ mà đơn vị cấp và tự trang bị. Tài sản của đơn vị có tốt, có đáp ứng đủ so với nhu cầu của đơn vị thì cán bộ công chức, viên chức, người lao động mới có thể làm việc tốt.
- Công tác phối hợp giữa các bộ phận, các phòng chuyên môn.
Việc trao đổi, phối hợp giữa các bộ phận, các phòng chuyên môn là rất quan trọng. Mỗi bộ phận, mỗi phòng chuyên môn đều có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Để có thể quản lý tiền DVMTR tại Quỹ BV&PTR thì phải phối hợp, trao đổi thường xuyên với nhau thì mới có thể hoàn thành tốt, tổ chức thực hiện việc thu chi tiền DVMTR đảm bảo đúng quy định.
1.2.5.2. Các yếu tố khác
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa đặc trưng của các vùng miền.
Tại những nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi thì việc quản lý tiền DVMTR cũng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, văn hóa đặc trưng của các vùng miền khác nhau cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý tiền DVMTR. Ví dụ như: tại một số địa bàn người dân tộc thiểu số vùng cao, sống chủ yếu dựa vào rừng. Thường họ sẽ muốn nhận tiền DVMTR vào những ngày trước ngày tết của dân tộc họ (có thể là trước hoặc sau tết Nguyên Đán). Nhưng trái lại tại địa bàn những vùng thấp, người dân chỉ muốn nhận tiền trước tết cổ truyền Nguyên Đán hàng năm.
- Luật pháp và chính sách của Nhà nước.
Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới công tác quản lý tiền DVMTR. Luật và các văn bản ban hành chính sách đôi khi còn chưa phù hợp với thực tiễn. Dẫn đến khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ, thực hiện chính sách.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ, Ngành trung ương, của Tỉnh.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của Tỉnh, của các Bộ, Ngành trung ương đôi khi còn chưa đồng bộ, chưa kịp thời, chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Từ đó dẫn đến tình trạng lúng túng khi triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Các chính sách của Tỉnh.
Tùy điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa của từng tỉnh. Tỉnh có thể đưa ra chính sách riêng cho mình. Trên cơ sở cân đối các nguồn lực
hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa của từng địa bàn, Tỉnh áp dụng cho phù hợp.