Thực trạng lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái (Trang 63 - 68)

- Từng bước nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ

RỪNG TỈNH YÊN BÁ

2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

giai đoạn 2017-2019

Thực hiện thu, chi tiền DVMTR được thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Kết quả thu chi tiền DVMTR trong giai đoạn 2017-2019

ĐVT: đồng Nội dung 2017 2018 2019 Tổng Thu 68.587.804.236 126.408.511.568 129.346.840.74 2 324.343.156.54 6 Chi 67.129.448.604 115.433.976.000 121.878.094.94 8 304.441.519.55 2

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

Nhìn chung, số tiền thu chi tiền DVMTR đã tăng qua các năm từ 2017 đến 2019. Nguyên nhân, do có nhiều đơn vị sử dụng DVMTR mới đi vào hoạt động và công tác đôn đốc thu tiền DVMTR đã thực hiện tốt hơn.

2.2. Thực trạng quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừngtỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019

2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng tỉnh Yên Bái Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

2.2.1.1. Căn cứ để lập kế hoạch thu chi

- Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR giữa Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và bên sử dụng DVMTR.

- Kết quả xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả tiền DVMTR hàng năm.

- Kết quả điều tra, kiểm kê rừng theo chu kỳ. - Kết quả theo dõi diễn biến rừng hằng năm.

- Bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

- Bản kê khai nộp tiền DVMTR được bên sử dụng DVMTR kê khai kế hoạch hàng năm.

- Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước liền kề. - Số tiền DVMTR thực thu trong năm kế hoạch.

- Kết quả chi trả tiền khoán bảo vệ rừng của diện tích rừng nằm ngoài lưu vực từ các nguồn kinh phí khác ngoài tiền DVMTR.

2.2.1.2. Đối tượng thu chi tiền DVMTR:

a) Đối tượng thu tiền DVMTR (theo khoản 2, điều 63, Luật Lâm nghiệp) gồm:

- Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;

- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;

- Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;

- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;

- Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

- Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã ký kết và thực hiện hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với 46 công ty, đơn vị nội tỉnh (58 cơ sở sử dụng DVMTR). Trong đó: Sản xuất thủy điện là 22 hợp đồng (26 cơ sở); sản xuất nước kinh doanh nước sạch là 08 hợp đồng (09 cơ sở); Sản xuất Công nghiệp là 16 hợp đồng (23 cơ sở).

b) Đối tượng chi tiền DVMTR (theo khoản 1, điều 63, Luật Lâm nghiệp) gồm:

- Chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật Lâm nghiệp.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập.

- Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.

- Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 12 chủ rừng là tổ chức, trên 17.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản và 84 Ủy ban nhân dân xã.

2.2.1.3. Quy trình lập kế hoạch thu chi tiền DVMTR (theo khoản 2 điều 68 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP) như sau:

- Bước 1: Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tiến hành rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, lập danh sách bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

- Bước 2: Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tổng hợp kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

- Bước 3: Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xây dựng kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý; trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định; sau đó báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

- Bước 4: Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật; gửi quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.

2.2.1.4. Kết quả lập kế hoạch thu chi tiền DVMTR giai đoạn 2017- 2019

- Kết quả dự kiến thu chi trong các năm được thể hiện trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Dự kiến kế hoạch thu chi tiền DVMTR trong giai đoạn 2017-2019

Nội dung 2017 2018 2019 Tổng Thu 79.022.205.520 111.557.588.316 126.506.662.05 9 317.086.455.89 5 Chi 75.703.272.888 100.959.617.42 6 108.795.728.95 6 285.458.619.27 0

(Nguồn từ các Quyết định phê duyệt kế hoạch thu chi tiền DVMTR các năm 2017,2018,2019 của UBND tỉnh Yên Bái)

Có thể nhận thấy, số tiền thu chi tiền DVMTR theo kế hoạch được lập tương đối sát với số thực thu chi hàng năm giai đoạn 2017-2019. Số liệu chỉ chênh lệch nhau không đáng kể chỉ 5-10%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái (Trang 63 - 68)