Ưu điểm trong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái (Trang 77 - 82)

- Từng bước nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ

2.3.2.Ưu điểm trong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

RỪNG TỈNH YÊN BÁ

2.3.2.Ưu điểm trong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

pháp luật hiện hành.

- Trong giai đoạn 2017-2019, công tác kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền được đánh giá là đã thực hiện rất tốt, thực hiện triệt để, hiệu quả cao.

2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 Phát triển rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019

2.3.1. Đánh giá theo mục tiêu

Trong bối cảnh giai đoạn từ năm 2017-2019 là giai đoạn các quy định của Nhà nước về chính sách chi trả DVMTR thay đổi liên tục, việc quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Đạt được các mục tiêu quan trọng như: chi trả tiền DVMTR đủ, cho đúng đối tượng được thụ hưởng; lồng ghép cùng các nguồn lực khác của tỉnh để chi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng; cải thiện sinh kế, nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng...

2.3.2. Ưu điểm trong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triểnrừng tỉnh Yên Bái rừng tỉnh Yên Bái

Một là, đã thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về việc lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR.

quyền ban hành các văn bản, chỉ đạo kịp thời, tạo hành lang pháp lý để thực hiện. Trong quá trình thực hiện theo Luật, Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Quỹ BV&PTR đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Ba là, Quỹ BV&PTR đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị vó liên quan trong công tác lập, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thu chi tiền DVMTR hàng năm. Cùng với đó làm việc và đưa cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tiền DVMTR đã được chú trọng, triển khai kịp thời. Nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn, tồn tại ở cơ sở, ở các chủ rừng, để kịp thời xử lý, giải quyết theo đúng quy định.

Năm là, việc hạch toán, chấp hành các quy định về kế toán được thực hiện nghiêm túc. Sổ sách đầy đủ. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tiến hành xét duyệt và thẩm định quyết toán tiền DVMTR.

2.3.3.Hạn chếtrong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

Một là, trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức, người lao động tại Quỹ còn hạn chế nên việc triển khai lập và thực hiện kế hoạch thu chi tiền DVMTR đôi khi còn chậm tiến độ so với kế hoạch. Cùng với đó là số lượng người làm việc tại Quỹ hiện nay chỉ có 17 người, trong khi địa bàn thực hiện rộng khắp toàn tỉnh.

trồng trọt và Bảo vệ thực vật chuyển sang. Trụ sở được xây dựng từ những năm 1994, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng công tác của cán bộ viên chức, người lao động của Quỹ BV&PTR.

Ba là, tài sản, trang thiết bị cần thiết trang bị cho cán bộ viên chức, người lao động tại Quỹ còn thiếu và chất lượng chưa đáp ứng được theo nhu cầu sử dụng hiện tại.

Bốn là, các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương được ban hành chưa đồng bộ, kịp thời, một số văn bản còn chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

2.3.4.Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

2.3.4.1. Thứ nhất, do các văn bản quy định về cơ chế, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng liên tục thay đổi trong giai đoạn 2017- 2019. Bên cạnh đó việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tiễn.

- Quy định mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện cố định là 36 đồng/kwh theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, đến nay giá thành điện thương phẩm bán cho người dân sử dụng đã tăng hơn 40% so với thời điểm ban hành Nghị định. Nhưng đến nay vẫn chưa thể sửa đổi lại mức chi trả để phù hợp với tình hình thực tế.

- Quy định về việc sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng tại điểm c khoản 2 Điều 15, Nghị định 99/2010/NĐ-CP còn chưa cụ thể, đặc biệt là chưa có quy định đối với các chủ rừng là tổ chức không thuộc Nhà nước; riêng đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước còn quy định chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể các nội dung được sử dụng, nhất là nguồn thu tương ứng với diện tích mà các chủ rừng là tổ chức nhà nước tự quản lý bảo vệ, gây lúng túng cho

các chủ rừng, làm chậm tiến độ giải ngân tiền DVMTR phục vụ cho bảo vệ rừng.

- Quy định mức trích lập dự phòng không quá 5% và sử dụng kinh phí dự phòng tại điểm b khoản 2 Điều 15 là quá thấp và chỉ được hỗ trợ trong trường hợp có thiên tai, khô hạn là không phù hợp và rất khó thực hiện. Cần nâng mức trích lập quỹ dự phòng và mở rộng phạm vi, đối tượng, nội dung được phép sử dụng kinh phí dự phòng; đồng thời cho phép UBND các tỉnh được quyền chủ động, linh hoạt điều tiết từ lưu vực có mức chi trả cao sang lưu vực có mức chi trả thấp.

- Việc quy định về đánh giá chất lượng rừng cung ứng DVMTR đã có. Tuy nhiên hướng dẫn thực hiện còn chung chung, chưa được cụ thể. Từ đó dẫn tới việc lúng túng trong quá trình thực hiện đánh giá chất lượng rừng cung ứng DVMTR.

- Chế tài xử lý đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng còn chưa đủ sức răn đe. Các cơ quan có thẩm quyền chưa vào cuộc để xử lý triệt để tình trạng nợ đọng tiền DVMTR.

2.3.4.2.Thứ hai, do số lượng người làm việc hiện nay tại Quỹ chỉ có 17 người mà khối lượng công việc rất lớn, địa bàn công tác trên cả tỉnh nên việc đánh giá chất lượng rừng cung ứng và được chi trả tiền DVMTR chưa được chú trọng và thực hiện.

2.3.4.3.Thứ ba, việc sắp xếp cán bộ viên chức và người lao động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái phần lớn được điều chuyển từ Trung tâm Quy hoạch thiết kế nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái với trình độ, bằng cấp không chỉ riêng về Lâm nghiệp. Bên cạnh đó, do tính chất công việc trước đây và bây giờ khác nhau nên phải có thời gian để làm quen với công việc mới.

2.3.4.4.Thứ tư, Việc mua sắm tài sản hiện nay bắt buộc phải thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung thông qua Sở Tài chính. Máy móc, thiết bị sử dụng bị giới hạn, không được lựa chọn theo ý muốn của đơn vị. Chất lượng không cao.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái (Trang 77 - 82)