Triệu chứng lâm sàng
Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được nhập viện với các tổn thương trên lâm sàng điển hình của VNNNS (kết mạc cương tụ toàn
bộ, giác mạc phù, mủ tiền phòng, đồng tử dính. Thị lực của các bệnh nhân khi vào viện là rất thấp. Có 100% bệnh nhân có thị lực dưới ĐNT 1m.
Khám thực thể thấy 90,9% số trường hợp mất hoàn toàn ánh hồng đồng tử do phù giác mạc, mủ tiền phòng và mủ vàng đầy buồng dịch kính. Như
vậy, đánh giá độ đục của các môi trường quang học đều ở mức độ 4 và 5, nên không thể quan sát được các tổn thương trên võng mạc. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như của tác giả LT Quỳnh (1999) cho nên chúng tôi thấy rằng mặc dù bệnh nhân có đến nhập viện sớm hơn nhưng bệnh VNNNS trên trẻ em vẫn là bệnh lý nặng, tiến triển cấp tính [5].
Về tác nhân gây bệnh
Chúng tôi lấy bệnh phẩm mủ ở buồng dịch kính trong khi phẫu thuật.
Để bệnh phẩm mủđặc giúp dễ tìm tác nhân gây bệnh hơn, chúng tôi tiến hành lấy bệnh phẩm ngay sau khi chọc củng mạc qua pars plana, trước khi mở đường nước. Trong 32 mẫu bệnh phẩm được gửi xét nghiệm. Có 2 mẫu bệnh phẩm âm tính chiếm 6,2% không tìm thấy bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Wong JS và cộng sự (2004) thấy tỷ lệ dương tính sau nhuộm soi và nuôi cấy chỉ đạt 86,6% [60]. Chúng tôi cho rằng có thể
do tác nhân gây bệnh là kí sinh trùng, virus hoặc bệnh nhân đã được dùng kháng sinh mạnh nội nhãn và tĩnh mạch trước đó. Trong số tìm được tác nhân gây bệnh là cầu khuẩn Gr (+) gặp nhiều nhất (36,7%), tiếp đó là trực khuẩn Gr (-) chiếm 30% và bội nhiễm phối hợp vi khuẩn Gr(+) và Gr (-) là 13,3%. Tất cả 30 mẫu bệnh phẩm đều soi tươi – soi trực tiếp thấy vi khuẩn. Không có trường hợp nào phát hiện tác nhân gây bệnh là nấm. Có thể do số bệnh nhân của chúng tôi ít, thời gian nghiên cứu ngắn nên không gặp tác nhân gây bệnh là nấm. Trong khi đó các nghiên cứu trên thế giới, tác nhân gây VNNNS là
nấm đặc biệt là C. albicans chiếm từ 25 – 45%. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam thấy rằng tỷ lệ viêm nội nhãn do nấm cũng rất thấp, tác giả LT Quỳnh (1999) nghiên cứu trên 50 bệnh nhân thấy 4% có tác nhân gây bệnh là nấm, còn nghiên cứu PV Thịnh (2009) trên 132 bệnh nhân kết quả nấm chỉ là 1,51% [5,7]. Sự khác nhau này có thể được giải thích do các nghiên cứu trên thế giới thấy rằng VNNNS thường xảy ra trên các bệnh nhân dùng thuốc truyền tĩnh mạch kéo dài và do thể trạng suy giảm miễn dịch nên tạo điều kiện cho nấm phát triển, còn ở Việt Nam do các bệnh lý nhiễm trùng
đường tiêu hóa còn nhiều nên bệnh VNNNS có thể xuất hiện trên trẻ bình thường, không có biểu hiện bệnh toàn thân phối hợp vì vậy nấm ít có cơ hội gây bệnh hơn.
4.2. Kết quả điều trị
Điều trị VNNNS ở trẻ em rất khó khăn đối với các bác sỹ nhãn khoa, không chỉ do tính chất cấp tính và nặng nề của bản thân bệnh mà còn do chức năng thị giác của trẻ còn đang trong quá trình phát triển. Trẻ em là đối tượng khó phối hợp để kiểm tra thị lực cũng như thăm khám, phát hiện và can thiệp khi có biến chứng xảy ra. Chính vì vậy, với thời gian nghiên cứu ngắn chúng tôi chỉđánh giá được kết quảđiều trị bước đầu của phương pháp cắt dịch kính
điều trị VNNNS ở trẻ em dựa vào các chỉ số về chức năng, giải phẫu và biến chứng trong 3 tháng tính từ khi trẻđược can thiệp phẫu thuật.