Tình hình nghiên cứu điều trị VNNNS trên trẻ e mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em (Trang 30 - 32)

Tại Việt Nam, hàng năm có nhiều bệnh nhân là trẻ em bị VNNNS đến khám và điều trị tại Bệnh Viện mắt Trung Ương. Trên thực tế theo dõi và điều trị cho thấy phần lớn các trường hợp bệnh nhi đều là những trẻ khoẻ mạnh, bệnh xuất hiện tự nhiên và theo mùa, thường vào mùa hè thu [5,7]. Chính vì vậy nguồn lây nhiễm và cơ chế bệnh sinh đặc thù của VNNNS ở Việt Nam cần được tìm hiểu kỹ càng. Điều trị VNNNS ở trẻ em trải qua nhiều giai đoạn

Năm 1991, tác giả Tôn Kim Thanh và Vũ Thị Thoa nghiên cứu tiêm Gentamycin và Depersolon nội nhãn điều trị VNNNS ở trẻ em nhưng kết quả điều trị không cao, chủ yếu bệnh không tiến triển thêm [8]. Sau này do độc

tính cao, Getamycin được thay thế bằng các thuốc có phổ hoạt tính rộng hơn và an toàn hơn như Vancomycin 1mg + Fortum 2mg.

Lê Thúy Quỳnh (1999) nghiên cứu cắt thể thủy tinh, Dịch kính kết hợp tiêm kháng sinh nội nhãn trong điều trị VNNNS ở trẻ em cho kết quả tương

đối khả quan hơn, có 14,28% mắt có thị lực ĐNT ≥ 1m. Tuy vậy, phương pháp này gây biến đổi nhiều về cấu trúc giải phẫu của nhãn cầu nên có tỷ lệ

biến chứng nặng như xuất huyết nội nhãn, xẹp tiền phòng, glôcôm thứ phát do dính mống mắt, teo nhãn cầu còn tương đối cao [5] và hầu hết bệnh nhân bị

nhược thị nặng.

Năm 2009, nhóm tác giả Lê Kim Xuân và Phùng Văn Thịnh nghiên cứu hồi cứu trên 389 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị VNNNS tại khoa Mắt trẻ em trong 5 năm (2004 -2008) thấy kết quả điều trị tốt đạt 18,25%. Có 40,35% số bệnh nhân được điều trị bằng 2 phương pháp cắt dịch kính qua pars plana và cắt dịch kính phối hợp cắt thể thủy tinh qua đường vào giác mạc [7].

Từ 2006 tác giả Đỗ Như Hơn và cộng sự đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật cắt dịch kính sớm có bơm dầu silicon nội nhãn để điều trị VNN trên người lớn. Kết quả ban đầu rất tốt: quá trình viêm ổn định nhanh hơn, tránh nguy cơ

teo nhãn cầu và rút ngắn quá trình điều trị [3]. Từ năm 2008, tác giảĐỗ Như

Hơn và Đỗ Tấn có nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicon nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn, kết quả

thành công lên tới 74,6% [6]. Tuy vậy, các nghiên cứu này mới chỉ đánh giá kết quảđiều trị VNN trên người lớn, còn trên đối tượng trẻ em thì chỉ mới chỉ

áp dụng phương pháp này trên một vài trường hợp lẻ tẻ mà chưa có nghiên cứu nào cụ thể.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)