Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Trang 28 - 31)

nước cho các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện qua kho bạc nhà nước cấp huyện

Bước 1: Kiểm soát mẫu dấu chữ ký

“Cán bộ KSCtiếp nhận toàn bộ hồ sơ, chứng từ chi của ĐV gửi đến kho bạc nhà nước, thực hiện đối chiếu mẫu dấu của ĐV, chữ ký của thủ trưởng ĐV (hoặc người được ủy quyền), chữ ký của kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) so với Giấy đề nghị mở tài khoản và đăng ký mẫu dấu, chữ ký đã mở tại kho bạc nhà nước đảm bảo khớp đúng. “

Bước 2. Kiểm soát hồ sơ chi tạm ứng:

“Đối tượng cấp tạm ứng là chi hành chính, chi mua sắm tài sản,sửa chữa, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn tài sản cố định chưa đủ điều kiên cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng. “

“Mức cấp tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản chi theo đề nghị của ĐV sử dụng NSNN và phù hợp với tiến độ thực hiện. Mức cấp tạm ứng tối đa không vượt quá các nhóm mục chi trong dự toán NSNN được phân bổ. “

“Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền phân bổ và nhu cầu chi quý đã đăng ký với KBNN. “

liên quan đến từng khoản chi theo quy định kèm theo giấy rút dự toán NSNN. KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, nếu đủ điều kiện theo quy định thì cấp tạm ứng cho ĐV. “

Bước 3. Kiểm soát hồ sơ chi thanh toán trực tiếp, thanh toán tạm ứng:

− “Hồ sơ thanh toán:

+ “ Giấy rút dự toán NSNN. “

+ “Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có) “ + “Bảng kê chứng từ thanh toán“

+ “Các hồ sơ khác phù hợp với tính chất từng khoản chi theo quy định. “ − Chuyên viên KSCtiến hành kiểm soát hồ sơ của ĐV, bao gồm:

+ “Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền phân bổ và nhu cầu chi quý đã đăng ký với KBNN. “

+ “Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi. “

+ “Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức CTX NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức CTX NSNN, KBNN cần căn cứ vào dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân bổ để kiểm soát và thanh toán cho ĐV. “ − Cấp phát, thanh toán các khoản CTX NSNN

+ Đối với trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi theo quy định, KBNN làm thủ tục chi trả, thanh toán cho ĐV sử dụng NSNN

+ Đối với trường hợp chưa đủ các điều kiện chi theo quy định, KBNN làm thủ tục tạm ứng cho ĐV sử dụng NSNN theo quy định

+ Đối với trường hợp không đủ điều kiện chi, KBNN được phép từ chối chi trả, thanh toán.

“- Thanh toán tạm ứng: khi thanh toán, ĐV sử dụng NSNN có trách nhiệm gửi đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm theo các hồ sơ, chứng từ liên quan:

từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán số đã tạm ứng và yêu cầu ĐV lập giấy rút dự toán NSNN để cấp thanh toán bổ sung số lớn hơn khoản đã tạm ứng. “

“Nếu khoản đề nghị thanh toán nhỏ hơn số đã cấp tạm ứng, căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của ĐV, KBNN làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán bằng số đề nghị thanh toán. “

− Cấp thanh toán trực tiếp:

+ “Đối tượng cấp thanh toán bao gồm lương, phụ cấp lương, học bổng, sinh hoạt phí, các khoản chi đủ điều kiện cấp thanh toán trực tiếp, các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán tạm ứng“

+ “Mức cấp thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ CTXNSNN theo đề nghị của ĐV sử dụng NSNN. Mức cấp thanh toán tối đa trong quý, năm không được vượt quá nhu cầu chi quý và dự toán NSNN năm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân bổ. “

+ Trình tự, thủ tục cấp thanh toán: khi có nhu cầu, ĐV sử dụng NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan theo quy định. KBNN kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ; đối chiều với dự toán NSNN được duyệt, nếu đủ điều kiện quy định thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các ĐV cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua ĐV sử dụng ngân sách. “

Bước 4: Xác nhận đối chiếu hàng quý, năm

- “Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, kiểm tra và xử lý. “

- “Chuyên viên KSCcó trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ: Bảng đối chiếu phải đảm bảo đúng mẫu, đầy đủ số liệu theo quy định, có dấu, chữ ký trực tiếp trên các liên. “

Xử lý hồ sơ:

+ “Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện đối chiếu theo quy định chuyên viên KSCtiếp nhận và làm thủ tục đối chiếu cho ĐV sử dụng ngân sách. “

+ “Trường hợp bảng đối chiếu phải hoàn chỉnh, bổ sung: Chuyên viên KSCtrả lại cho ĐV SDNSvà yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh. “

Đối chiếu, xác nhận:

-“ Chuyên viên KSCkiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồ sơ chứng từ, kiểm tra mẫu dấu chữ ký. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ điều kiện, số liệu

đảm bảo khớp đúng, ký đối chiếu và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) theo quy định. “

- “Trường hợp đối chiếu phát hiện sai lệch số liệu giữa KBNN và ĐV dự toán. Kế toán viên phối hợp với ĐV xác định nguyên nhân chênh lệch, báo cáo Kế toán trưởng, lãnh đạo phụ trách tìm biện pháp xử lý. “

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w