Công cụ pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Trang 58 - 60)

IV Chi hỗ trợ và giải quyết việc làm

a. Công cụ pháp lý

- Công cụ kế toán NSNN

Ke toan NSNN la 1 trong nhung cong cu quan trong gan lien voi hoat dong QL NSNN cua KBNN. No co vai tro tich cuc trong viec quan ly, dieu hanh va kiem soat hoat dong thu, chi ngan sach nha nuoc, cung cap so lieu ton quy NSNN, so lieu ve tinh hinh nhap xuat ton du toan chi cau DVSDNS. Đây là mot trong nhung can cu quan trong để KBNN xem xét các khoản chi của ĐV có đủ đieu kiện hay không từ đó đưa ra quyet định cấp phat hay từ chối cấp phát. Về nguyên tăc, các khoản chi thường cuyên của mỗi ĐV sử dụng NSNN không được vượt quá số tồn dự toán của ĐV đó cũng như không được vượt dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Trên thực tế, giao dịch viên khi thực hiện, thường không quá tập trung chú ý đến việc đối chiếu số dư tồn quỹ, số dư tồn dự toán trước khi nhận hồ sơ, chứng từ của đơn vị gửi đến, dẫn đến lúc hồ sơ đã KSC, đã trình lãnh đạo ký duyệt, khi nhập vào chương trình thanh toán lại không đủ quỹ hoặc dự toán, nên lại phải trả về lại cho đơn vị. Chính điều này đã ảnh hưởng đến thời gian thực hiện quy trình KSC, ảnh hưởng đến sự đánh giá của ĐVSDNS đối với cán bộ KSC, gây tâm lý lo sowj cho đơn vị.

- Công cụ mục lục NSNN

"Hệ thống Mục lục NSNN hiện nay là công cụ quan trọng để KSCNSNN chứng từ sau khi khách hàng gửi tới KBNN được bộ phận KSC kiểm tra nội dung chi theo mục lục ngân sách được Nhà nước quy định." Mục lục NSNN được nhà nước sửa đổi và bổ sung, đổi mới vào cuối năm 2017 và năm 2018. hệ thống mục lục NSNN chính xác và sát thực tế hơn so với mục lục NSNN trước đó.

chính xác về tiêu chuẩn, định mức dựa vào mục lục NSNN. Thực hiện thanh toán đối với các khoản chi đúng mục lục ngân sách, từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai mã chương, mã ngành, nội dung kinh tế không đúng với NDKT được quy định trên MLNS, đã có nhiều chứng từ được trả lại cho ĐV sau khi KSC phát hiện ra sai.

Do: thứ nhất, hiện nay mục lục NSNN chưa phản ánh hết nội dung các khoản chi thường xuyên, chi khác của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là các khoản chi mới phát sinh chưa có trong Mục lục NSNN, gây khó khăn cho cả đơn vị lẫn kho bạc nhà nước trong việc xác định đúng nội dung để kiểm soát và chi đúng định mức, đúng quy định; còn nhiều khoản chi chưa cụ thể, không hay phát sinh, và có nhưng khoản chi chỉ chi theo thực tế của địa phương.

Thứ hai, cán bộ làm công tác kế toán của đơn vị chưa thực sự quan tâm, còn ỷ lại cán bộ kho bạc, còn hời hợt trong việc hạch toán đúng nội dung cho đúng MLNSNN, dẫn đến hồ sơ khi gửi đến kho bạc để thực hiện chi trả bị trả đi trả lại nhiều lần do không điều điều kiện chi trả.

- Định mức chi NSNN

Định mức chi NSNN được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng nội dung CTXNSNN. Đầu năm ngân sách dơn vị SDNS căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành lập quy chế chi tiêu nội bộ, các định mức đã có quy định của nhà nước và định mức chi khoán thông qua quy chế chi tiêu nội bộ và danh sách khoán gửi tới KBNN 1 lần vào đầu năm, và gửi lại khi có sự thay đổi. Cán bộ KSC KBNN căn cứ vào đó để kiểm tra định mức chi của ĐV đã đúng với quy định, thực hiện chi trả đối với các khoản chi đúng định mức, từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai định mức. Ngoài ra, đối với mua sắm, sửa chữa tài sản nói chung và đối với mua sắm, sửa chữa tài sản đối với cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng, KBNN còn căn cứ vào văn bản của cấp trên ban hành để kiểm soát định mức chi mua sắm của từng ĐV. Đầu năm 2019, KBNN Mường Nhé thực hiện lập biên bản xử phạt hành chính và từ chối thanh toán 04 các CQCM thuộc UBND huyện chi sai định mức mua sắm máy tính xách tay và máy in so với quy định về định mức mua sắm được Thủ tướng chính phủ ban hành. Ngoài ra còn

thực hiện từ chối thanh toán rất nhiều khoản chi ngày lễ tết do chi sai định mức được ĐV xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ, do k thiện đúng quy trình trích lập các quỹ.

b. Công cụ tin học

Là một công cụ rất quan trọng, công cụ tin học đã hỗ trợ đắc lực cho quá trình KSCNSNN. Hệ thống tabmis đã thay thế cho phương pháp nhập thủ công trước đây ( hay còn gọi là hệ thống KTKB ) đã mang đến nhiều hiệu quả cho quá trình KSCNSNN. Thông qua hệ thống tabmis, hệ thống khai thác số liệu, thanh toán song phương điện tử, thanh toán liên kho bạc cán bộ KSC đã thực hiện được nhanh chóng, chính xác và kịp thời thanh toán các khoản chi NSNN, đối chiếu số liệu với khách hàng và tổng hợp báo cáo nhanh gọn.

Tuy nhiên, sử dụng phần mềm thanh toán tabmis cán bộ KSC vẫn phải hạch toán bằng cách nhập thủ công, lãnh đạo không thế kiểm soát được tiến độ xử lý công việc của bộ phận KSC một cách chính xác. Đầu tháng 03/2017 triển khai thí điểm dịch vụ công và triển khai rộng toàn quốc vào năm 2018, 2019. Giữa năm 2010 văn phòng Kho bạc tỉnh Điện biên đã thực hiện thí điểm dịch vụ công, các huyện thuộc Kho bạc tỉnh Điện Biên trong đó có KBNN Mường Nhé theo kế hoạch Tháng 7/2020 sẽ thực hiện toàn tịn. KBNN ltỉnh Điện Biên đã triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến, nâng cao chất lượng KSC nhưng do tính chất địa bàn và quản lý khối lượng ĐV sử dụng NSNN lớn, nên đến đầu năm 2020 KBNN huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mới bắt đầu tổ chức tập huấn cho các ĐV sử dụng NSNN về dịch vụ công trực tuyến.

Cho nên, tính đến cuối năm 2019 các công cụ tin học thuộc KBNN Mường Nhé mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kiểm soát số dư dự toán, đối chiếu số liệu và tổng hợp báo cáo còn công tác KSC TX vẫn đang chủ yếu thực hiện bằng thủ công, nên vẫn xảy ra nhiều sai sót. Công tác KSC lương và các khoản phụ cấp khác theo lương, kiểm tra mẫu dấu, chữ ký vẫn chủ yếu được cán bộ KSC KBNN Mường Nhé thực hiện thủ công nên mất thời gian và rủi ro cao trong quá trình thanh toán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w