IV Chi hỗ trợ và giải quyết việc làm
c. Công cụ kế hoạch
2.4.4. Nguyên nhân của hạn chế
2.4.4.1. Nguyên nhân do KBNN huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Một là, về quan điểm của lãnh đạo KBNN Mường Nhé tuy đã nhận được sự chỉ đạo quan tâm và hỗ trợ cao, tuy nhiên do lãnh đạo không trực tiếp làm việc với ĐVSDNS nên sự chỉ đạo chưa được sát sao với thực tế tại địa phương.
Hai là, sự phối hợp trong kiểm soát giữa cán bộ KSC KBNN Mường Nhé với ĐV SDNS chưa nhịp nhàng và chặt chẽ, trong quá trình hướng dẫn thanh toán cũng như kiểm soát chứng từ chưa có sự kết nối , do mỗi ĐV có những tính chất công việc khác nhau nên quá trình KSC vẫn chưa đạt được kết quả tốt nhất; Ngoài ra, cơ chế phối hợp trong kiểm soát CTXNSNN chưa thống nhất, sự phối hợp giữa Cơ quan Tài chính trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và KBNN huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chưa thực sự đồng bộ và chưa thực sự có sự kết hợp chặt chẽ kịp thời để hỗ trợ được cho nhau trong công tác quản lý CTXNSNN trên địa bàn. Hiện nay cơ chế, lập, giao dự toán và nhập dự toán các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé công lập thuộc trách nhiệm cơ quan tài chính, tuy nhiên
vì nhiều lý do khác nhau mà dự toán được nhập vào chương trình còn chậm trễ và còn sai sót so với quyết định dự toán.
Ba là, hệ thống công nghệ thông tin mặc dù đã được chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Năm 2010, KBNN huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã triển khai ứng dụng thành công dự án hệ thống thông tin QLNS và Kho bạc (Tabmis) - dự án được coi là có tính ưu việt hơn hẳn so với chương trình cũ, có tính bảo mật cao. Tuy nhiên, cơ sở hạng tâng hỗ trợ hệ thống này hoạt động còn chưa đồng bộ, hệ thống mạng còn chậm, đôi lúc còn bị ngắt kết nối với máy chủ làm gián đoạn công việc của cán bộ công chức.
Sự phát triển của dịch vụ công và kho bạc trực tuyến chưa kịp thời nên chưa đáp ứng được nhu cầu KSC ngân sách tại KBNN. Đến hết năm 2019 trong khi một số kho bạc tỉnh trọng điểm đã triển khai mô hình DVC trực tuyến nhưng do dịch bệnh nên KBNN tỉnh chưa thực hiện trên các huyện, mà đến 7/2020 mới bắt đầu thực hiện, trong đó có KBNN Mường Nhé vẫn chưa tiến hành triển khai dịch vụ DVC trực tuyến đến thắng 6/2020 dẫn đến quá trình kiểm soát chưa được nhanh gọn và còn xảy ra nhiều sai sót.
Bốn là, Nguyên nhân do bộ máy kiểm soát chi
Năng lực, trình độ cán bộ KBNN huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát CTXNSNN nói riêng tuy đã được chú trọng nâng cao chất lượng, song còn một số cán bộ đặc biệt là cán bộ trẻ vẫn bị giới hạn về nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế chưa cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát CTXNSNN nói chung và công tác kiểm soát CTX đối với CQCM thuộc UBND huyện công lập thực hiện cơ chế tự chủ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát CTXNSNN nói riêng còn thiếu. Số lượng cán bộ không nhiều trong khi số ĐV giao dịch tại KBNN có xu hướng tăng. Nhiều cán bộ chưa đáp ứng được trình độ Khoa học công nghệ hiện đại, chưa sử dụng thành thạo và triệt để các máy móc, thiết bị nên hiệu quả công việc chưa cao.
2.4.4.2 Nguyên nhân do môi trường bên ngoài KBNN Mường Nhé
bộ, điển hình là cơ chế kiểm tra, kiểm soát CTXNSNN qua KBNN còn chưa thật chặt chẽ, còn dàn trải về chế độ chính sách; hiệu lực của hệ thống kiểm soát CTXNSNN còn hạn chế, mới chỉ giới hạn ở kiểm soát hồ sơ chứng từ, khi hồ sơ chi không đúng thì yêu cầu ĐV làm lại mà không có chế tài xử lý ĐV; việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp và chồng chéo; nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát CTXNSNN còn phân tán ở nhiều cơ quan như lệnh chi tiền quy định do cơ quan tài chính kiểm soát nhưng lại không có đủ quy định để cơ quan tài chính kiểm soát; quy chế về đầu tư mua sắm, sửa chữa liên tục phải sửa đổi và bổ sung …
Hai là, chất lượng dự toán chưa cao, chưa đảm bảo, còn phải điều chỉnh tăng, giảm nhiều lần. Mặc dù đã giao quyền tự chủ cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé sự nghệp công lập nhưng các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé vẫn không được phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm, còn để bổ sung về cuối năm nên chưa tạo được tính chủ động cho ĐV.
Ba là, ý thức trách nhiệm của ĐV thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong chấp hành chi ngân sách còn hạn chế như: Chi tiêu không đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn sơ sài hoặc không đúng với tiêu chuẩn quy định, . … đặc biệt là căn cứ pháp lý và trách nhiệm xử lý các sai sót và vi phạm chưa rõ ràng, kết quả KSCnếu không đúng thì chủ yếu là nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ chừng từ mà không có cơ chế xử lý hoặc xử phạt cụ thể, nên hiệu quả kiểm soát CTXNSNN còn thấp.
Bốn là, cơ chế khoán kinh phí, khoán biên chế của chúng ta hiện nay còn có loại khoán nhưng chưa giao khoán thực sự, giao khoán nhưng lại còn quá nhiều ràng buộc, nên hiệu quả của khoán kinh phí cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé sử dụng NSNN chỉ đạt được ở mức độ nhất định, các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé chưa sử dụng hết khả năng của mình.
Năm là, trình độ cán bộ tài chính của các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé còn yếu
Khả năng quản lý ở ĐV sử dụng NSNN còn hạn chế, cán bộ nghiệp vụ Tài chính của ĐV thì không sâu về nghiệp vụ, khả năng nhận thức về luật và các văn
bản chế độ của Nhà nước chưa cao, đặc biệt là cán bộ kế toán tại các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé thường xuyên thay đổi cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kế toán của ĐV. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến KSCcủa KBNN huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
CHƯƠNG 3