Yếu tố thuộc kho bạc nhà nước huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 32)

“Thứ nhất, sự chỉ đạo lãnh đạo của cấp lãnh đạo KBNN huyện về công tác kiểm soát chi. Nếu công tác KSCđược ban lãnh đạo huyện, các cấp lãnh đạo KBNN đánh giá đúng đắn về tầm nhìn cũng như sự quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách thì quá trình KSCsẽ nhận được sự quan tâm sát sao, sự hỗ trợ về nâng cao chất lượng,hiệu quả của hoạt động kiểm soát CTX NSNN.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức tại KBNN. Mức độ hiệu quả của công tác CTX NSNN sẽ phụ thuộc trực tiếp vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức KSC tại KBNN huyện, những người trực tiếp tham gia vào công tác KSCcác khoản CTX. Nếu đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ KSCcó kiến thức, được đào tạo đúng chuyên môn, khả năng sử dụng phần mềm công nghệ tiên tiến thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động KSCđược thực thi đúng đắn, chính xác, đảm bảo tính hiêu quả, hợp lý cao. “

Thứ ba, sự phối hợp trong cơ quan đơn vị cũng như trông cơ quan KBNN cấp huyện có nhịp nhàng và chặt chẽ hay không nó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát CTX NSNN.Khi cán bộ, công chức KSC tại KBNN huyện phối hợp tốt với kế toán của ĐV SDNS thông qua quy trình một cửa trao đổi, hướng dẫn sẽ hạn chế được sai sót không đáng có và nâng cao hiệu quả trong quá trình KSC NSNN. “

“Thứ tư, sự phát triển của dịch vụ công và kho bạc trực tuyến là xu thế tất yếu của tiến trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời

gian đi lại cho các ĐV, giảm chi phí hoạt động, hạn chế việc giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu của ĐV do Kế toán trưởng và Thủ trưởng ĐV ký duyệt bằng chữ ký số; thông tin thanh toán được bảo mật“. Đồng thời trên DVC cung cấp các thông tin về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán thông qua các trạng thái như: “KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ”; “KBNN đang xử lý hồ sơ”; “KBNN đã thanh toán hoặc từ chối Thanh toán”; “KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ” điều đó đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN và qua đó các ĐV chủ động biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của ĐV mình. Đồng thời, thông qua dịch vụ công điện tử giúp hệ thống KBNN đảm bảo được sự minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, thực hiện quy trình KSCđiện tử. “Qua dịch vụ công, Lãnh đạo KBNN huyện có thể kiểm tra được tình trạng xử lý các hồ sơ KSCqua các báo cáo thống kê trên DVC; từ đó, làm tăng tính trách nhiệm của cán bộ KSCtrong quá trình thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, DVC trực tuyến hỗ trợ trong công tác quản lý, cũng như tạo lập cơ sở dữ liệu về đối tượng được áp dụng. ““

“ “Thứ năm, yếu tố tài chính của KBNN. Bộ máy KSC kho bạc nhà nước có vận hành tốt hay không, không thể bỏ qua yếu tố tài chính của kho bạc. KBNN thông qua nguồn lực tài chính của mình, KBNN mua sắm văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác KSC ngân sách nhà nước; tổ chức các cuộc tập huấn hay các chuyến công tác học hỏi kinh nghiệm KBNN các tỉnh. ““

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w