IV Chi hỗ trợ và giải quyết việc làm
c. Công cụ kế hoạch
2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát
- Khối lượng KSCTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Đến ngày 31/12/2019, KBNN huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên thực hiện kiểm soát CTX 20 CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé. Từ 01/01/2020, sau khi sáp nhập 6 các CQCM thuộc UBND huyện thì KBNN Mường Nhé trực tiếp thực hiện KSC 17 các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé trong đó có 1 ĐV tự chủ một phần CTX là TT GDNN- GDTX, ngoài ra các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé còn lại đều đang nhận 100% nguồn NSNN cấp để chi thường xuyên. Như vậy, về mặt số lượng thì số CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé mà KBNN Mường Nhé phải kiểm soát giảm xuống qua đó giúp giảm bớt đầu mối quản lý, tuy nhiên về tính chất, quy mô thực tế và giao dịch hồ sơ thì vẫn không ngừng tăng lên do các khoản chi cũng nhử nội dung chi không giảm bớt mà còn tăng số
lượng lên.
- Số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn và quá hạn:
Bảng 2.14: Số lượng hồ sơ KSCTX đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mường Nhé giải quyết trước hạn, đúng
hạn và quá hạn giai đoạn 2017-2019 Năm Tổng số hồ sơ chi thường
xuyên
Số lượng hồ sơ giải quyết % Trước hạn Đúng hạn Quá hạn
2017 11.856 91,2 6,3 2,5
2018 12.981 90,5 7,8 1,7
2019 13.570 92,6 6,1 1,3
Nguồn: Báo cáo KBNN Mường Nhé
Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ CTX của các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé mà KBNN huyện quản lý KSC ngày càng tăng. Qua kết quả kiểm soát chi, hầu hết các hồ sơ mà CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé gửi đến xin thanh toán đều được xử lý trước hạn, chiếm tỷ lệ trên 90%, số lượng hồ sơ CTX bị xử lý quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1% – 2,5%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nhiều các CQCM thuộc UBND huyện làm sai, thiếu hồ sơ, chứng từ dẫn đến các giao dịch viên phải trả lại hồ sơ và xử lý lại nhiều lần. Như vậy, mặc dù khối lượng hồ sơ tăng lên hằng năm nhưng KBNN Mường Nhé đã nỗ lực để giải quyết kịp thời, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả KSCTX.
- Số món và số tiền KBNN Mường Nhé từ chối cấp phát, thanh toán cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé thông qua KSCTX:
Bảng 2.15: Số hồ sơ, số tiền chi thường xuyên mà KBNN Mường Nhé từ chối thanh toán cho các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện Mường Nhé giai đoạn 2017- 2019
ĐV tính: Triệu đồng Năm Số trường hợp vi phạm Số tiền từ chối thanh toán Trong đó Chi vượt dự toán Vi phạm về chế độ chứng từ Sai chế độ, tiêu chuẩn định mức
chi
2017 284 22.632 2.825 10.170 9.637
2018 343 16.945 960 9.004 6.981
2019 301 14.804 952 7.532 6.320
Nguồn: KBNN Mường Nhé
Trong giai đoạn từ 2017 - 2019, số trường hợp CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé vi phạm mà KSCTX phát hiện được chiếm tỷ lệ xấp xỉ từ 1,5% đến gần 3% tổng số trường hợp KBNN Mường Nhé thực hiện kiểm soát chi. Đến năm 2019, số trường hợp vi phạm CTX được phát hiện qua hoạt động KSC là 301 trường hợp, giảm so với năm 2018 nhưng lại tăng so với năm 2014 đến năm 2017. Giá trị các khoản CTX cho CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé mà KBNN Mường Nhé kiểm soát và từ chối thanh toán gần đây có xu hướng giảm, trong đó, giai đoạn 2017-2019, nguyên nhân chủ yếu khiến các khoản CTX bị từ chối là do chi vi phạm về chế độ chứng từ và do chi sai chế độ tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.
2.4.2. Ưu điểm
Giai đoạn 2017-2019, KBNN Mường Nhé đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành tốt việc thu - CTXNSNN trên địa bàn, trong đó công tác kiểm soát CTXNSNN cho CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé đã có được những kết quả nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, về nội dung kiểm s oát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng chặt chẽ và được tăng cường sự phối hợp giữa KBNN huyện và cơ quan quản lý nhà nước, các sở, phòng ban ngành chuyên môn, cơ quan tài chính (Sở Tài chính), các tổ chức thực hiện thanh toán (ngân hàng thương mại trên địa bàn) để nâng cao chất lượng kiểm soát vốn cấp phát. Qua đó KBNN Mường Nhé thông qua kiểm soát CTX đã góp phần tăng cường quản lý chi ngân sách, lành mạnh hóa các hoạt động thanh toán chi trat các chế độ trên địa bàn.
Thứ hai, bộ máy kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ngày càng hoàn thiện đội ngũ KSC có trình độ chuyên môn phù hợp, được đào tạo về lĩnh vực tài chính công và ngân sách nhà nước, có đủ năng lực, phẩm chất
đảm bảo yêu cầu công việc.
Thứ ba, công cụ kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được sử dụng linh hoạt, bám sát mục lục NSNN và công cụ tin học kỹ thuật ngày càng hiện đại góp phần kiểm soát số lượng hồ sơ KSC ngày càng lớn và quá trình kiểm soát CTX đã phát hiện được nhiều sai phạm và từ chối các khoản chi sai mục đích, không đúng đối tượng, tiêu chuẩn định mức theo quy định. Điều này thể hiện hiệu quả của công cụ KSC đang dần được nâng cao.
Thứ tư, quy trình KSC đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, cá nhân, qua đó giúp hoạt động KSC được thực hiện trôi chảy, nâng cao tính chủ động của các cá nhân và tăng cường tiết kiệm thời gian lẫn nguồn lực hơn cho KBNN huyện.
2.4.3. Hạn chế
Mặc dù, công tác kiểm soát CTX cho CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua KBNN Mường Nhé có nhiều kết quả theo hướng nâng cao hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tài nhiều hạn chế, cụ thể:
Một là, hạn chế trong tổ chức bộ máy kiểm soát CTXNSNN
Việc phân định trách nhiệm giữa người chi và người kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chƯa rõ ràng, cụ thể hóa. Ví dụ: các quy định về trách nhiệm các các bên tham gia quản lý chi NSNN mới chỉ được đề cập ở mức độ chung, chưa cụ thể, chi tiết. Trong các văn bản chưa hướng dẫn rõ các sai phạm nào thuộc trách nhiệm của người KSC hay của cơ quan quản lý cấp trên. Chính vì vậy, việc xác định người chịu trách nhiệm trước những sai phạm trong quản lý CTXNSNN hiện nay không rõ ràng, kéo theo việc xác định trách nhiệm vật chất trước những sai phạm đó cũng hết sức khó khăn.
Hai là, nội dung kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế:
KBNN Mường Nhé có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện công tác cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy
định; tham gia với cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các ĐV.
Trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán CTXNSNN, các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, KBNN là cơ quan thực hiện việc thu hồi giảm chi NSNN. Muốn thực hiện được quy định này thì cơ quan có thẩm quyền phải có quy định rõ ràng, chặt chẽ chế độ trách nhiệm cụ thể cho ĐV thụ hưởng ngân sách, cơ quan quản lý, cơ quan KSCvà cơ quan ra quyết định thu hồi, giảm CTXNSNN.
Ba là, những bất cập về các công cụ kiểm soát kiểm soát CTXngân sách nhà nước cho các CQCMthuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên:
− Hệ thống kế toán ngân sách chưa thống nhất. Hệ thống kế toán ngân sách KBNN vẫn còn tồn tại nhiều hệ thống kế toán áp dụng riêng rẽ trong từng cơ quan quản lý NSNN như KBNN, cơ quan Tài chính các cấp, cơ quan Thuế, Hải quan ... và các ĐV sử dụng ngân sách.
− Việc mua sắm tài sản công chưa tiếp cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
− Công cụ thanh toán còn lạc hậu. Công cụ thanh toán được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất được KBNN sử dụng để kiểm soát CTXNSNN. Tuy nhiên, trình độ thanh toán của KBNN vẫn còn lạc hậu, còn sử dụng khối lượng nhiều việc thanh toán bằng tiền mặt, chưa áp dụng rộng rãi phương thức thanh toán điện tử. Tình trạng này đã gây ra những hậu quả xấu trên nhiều phương diện. Đối với KBNN thì phải trả một khoản chi phí khá lớn cho các công việc kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền mặt. Đối với công tác quản lý, việc giám sát quá trình sử dụng các luồng tiền của Nhà nước gặp nhiều khó khăn, theo đó, việc kiểm soát các khoản chi tiêu của các ĐV sử dụng NSNN và thu nhập của các ĐV cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho Nhà nước cũng vô cùng phức tạp. Từ đó làm tăng chi phí lưu thông cho nền kinh tế nói chung và đối với KBNN nói riêng, làm giảm tốc độ và mức an toàn trong thanh toán. Điều quan trọng nhất là nó làm suy giảm hiệu quả công tác quản lý và KSCNSNN.
Công cụ định mức chi ngân sách chưa thoả mãn nhu cầu thực tế, dẫn đến việc lập, duyệt dự toán chi không chính xác, tình trạng chi ngoài dự toán khá phổ biến, thiếu căn cứ để kiểm soát chi, ĐV dự toán thường phải tìm cách để hợp thức hoá các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật Tài chính, gây khó khăn cho KBNN trong việc KSCNSNN.
Bốn là, quy trình kiểm soát kiểm soát kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chưa hơp lý
Việc kiểm soát kiểm soát CTX ngân sách nhà nước cho các CQCM thuộc UBND huyện Mường Nhé qua Kho bạc nhà nước huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là một quy trình phức tạp, kiểm soát từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán kinh phí, có liên quan đến tất cả các Bộ, Ngành, Địa phương và các cấp ngân sách. Trong quy trình này, từng bước kiểm soát chưa được cải tiến kịp thời để phù hợp với thực tế, dễ gây ra việc quản lý bị buông lỏng hoặc quá khắt khe, máy móc, gây phiền hà, ách tắc cho các ĐV giao dịch tại KBNN.