“Thứ nhất, sự hệ thống và tính đầy đủ của các văn bản pháp luật về CTX NSNN và kiểm soát CTX NSNN. Kiểm soát CTX là hoạt động gắn liền với quá trình quản lý NSNN, do đó chịu sự chi phối của pháp luật. Các quy định như định mức chi, chế độ, tiêu chuẩn chi của nhà nước là các căn cứ quan trọng để thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách, vì vậy, các quy định pháp luật càng chính xác, hệ thống, đầy đủ và phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội hiện nay sẽ càng giúp cho công tác KSCcàng hiệu quả. “
“Đồng thời, khi luật NSNN được ban hành, thì cơ chế KSC thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN mới được hình thành và áp dụng, đó là nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và các bộ, ngành chức năng, các văn bản của KBNN. Đây là hệ thống chế độ, chính sách làm cơ sở cho KBNN thực hiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN. KBNN không thể thực hiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN được nếu như không có hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về CTXNSNN. “
“Ngoài ra tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp. Hoạt động kiểm soát CTX NSNN qua KBNN là công việc gắn liền chặt chẽ với nhiều cấp quản lý, các ban ngành tại địa phương như Chi cục thuế, phòng Kế hoạch tài chính, Kho bạc nhà nước tuyến huyện,…Do đó, nếu bộ máy chính quyền địa phương các cấp được năng cao trình độ chuyện môn , cũng như được bố trí đầy đủ khoa học hợp lý sẽ giúp quá trình KBNN thực hiện KSC được thông suốt, không bị chồng chéo hay trùng lặp, quy trình phân bổ dự toán và phê duyệt quyết toán ngân sách giữa các ĐV
có liên quan đuoc thống nhất, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng thời gian theo quy định. Và ngược lại, gây chồng chéo, lãng phí nguồn lực và làm giảm công suất cũng nhue hiệu quả QLNS.
Thứ hai, sự đáp ứng kịp thời về nguồn tài chính nội bộ và các thiết bị công nghệ của KBNN trung ương cho KBNN huyện. Qúa trình hoạt động của bộ máy KBNN cấp huyện phụ thuộc vào quá trình bổ sung của KBNN Trung ương, bộ tài chính về nguồn cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật cũng được cấp phát định kỳ dựa trên nhu cầu của KBNN huyện. Quá trình KSC NSNN sẽ được thực hiện tốt hơn nếu đường chuyền, chức năng máy móc, thiết bị được cung cấp một cách kịp thời và đầy đủ.
“Thứ ba, văn hóa và xã hội phát triển kéo theo đó là ý thức trách nhiệm của ĐV thu hưởng NSNN được nâng cao, trình độ năng lực của con người được đào tạo bài bản đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác KSC NSNN. “
“Thứ tư, mức độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Hoạt động KSCkhông chỉ diễn ra trong kho bạc nhà nước mà còn thực hiện ở các cấp, các ngành, các ĐV sử dụng ngân sách, do đó cần có sự hỗ trợ của mạng máy tính, hệ thống các phần mềm, kế toán, công nghệ thanh toán… để thường xuyên cập nhật thông tin, xử lý khối lượng dữ kiệu lớn một cách hệ thống và hiệu quả, đảm bảo mối liên hệ thống nhất giữa các bộ phận trong KBNN và giữa KBNN với các ĐV sử dụng ngân sách. Mặt khác, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ hoạt động KSClà cơ sở, tiền đề để KBNN có thể cải cách quy trình, thủ tục KSCtheo hướng hiệu quả hơn. “
“Thứ năm, chính sách và quy trình kiểm soát CTX NSNN tại KBNN huyện được quy định bởi KBNN trung ương. Một chính sách và quy trình KSCphù hợp, gọn nhẹ, đầy đủ sẽ làm công tác KSCđược thực hiện chính xác, nhanh chóng, chặt chẽ và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực, vật lực cho KBNN. Mặt khác, chính sách KSCcũng cần phải phù hợp với sự biến động của kinh tế xã hội, sự thay đổi của quy định pháp luật hiện hành nhưng đồng thời vẫn phải có sự ổn định tương đối, tránh thay đổi quá nhiều và liên tục không cần thiết sẽ gây ra khó khăn, chồng chéo và lãng phí nguồn lực cho thực hiện công tác kiểm soát chi. “
CHƯƠNG 2