NAM, MAROCCO MẤT QUYỀN TỰ CHỦ
Marocco là một dân tộc cĩ những trang sử đáng tự hào. Marocco nằm ở phía tây bắc châu Phi – nơi xuất hiện nền văn hĩa Cactagiơ rực rỡ từ năm 812 trước cơng nguyên. Suốt 7 thế kỷ tồn tại, nền văn hĩa Cactagiơ đã cĩ ảnh hưởng rất lớn đến các nước vùng Địa Trung hải. Thậm chí, đế chế Cactagiơ cịn bao trùm sang cả Tây Ban Nha và miền nam nước Pháp.
Vào đầu thế kỉ thứ VIII, người Ả Rập chinh phục Marocco và truyền bá Hồi giáo cho các bộ tộc Berber.
Thế kỷ XI, XII, XIII, cả Bắc Phi và miền nam Tây Ban Nha gồm chung trong một vương quốc – Vương quốc Marocco. Đĩ là một nước cĩ nền kinh tế phồn thịnh, thương mại phát đạt và học thuật phát triển. Nhiều học giả từng khẳng định rằng: vào thời điểm này, xã hội châu Phi khơng lạc hậu hơn xã hội châu Âu mà về nhiều mặt cịn tiến bộ hơn. Nhưng con đường phát triển của châu Phi nĩi chung và của Marocco nĩi riêng giữa đường đã bị bẻ quặt bởi sự tiếp xúc với các cường quốc châu Âu.
Vào thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, thế giới Arab suy yếu rõ rệt trong lúc châu Âu bước vào thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự bành trướng của các nước châu Âu ở Bắc Phi.
Từ năm 1415 đến năm 1520, người Bồ Đào Nha đã xâm chiếm các vùng đất dọc theo bờ Đại Tây dương đến eo biển Gibraltar của Marocco.
Năm 1578, đích thân quốc vương Bồ Đào Nha dẫn 30.000 đại quân viễn chinh sang Marocco hịng khuất phục nhân dân nước này. Nhưng ngược lại, quân đội Bồ Đào Nha đã bị thất bại hồn tồn. Quốc vương Bồ Đào Nha chết đuối trên đường tháo chạy.
Vào thời gian này, vùng đất của các nước Libya, Tunisia, Algeria và Marocco cĩ một tên gọi chung và vẫn tồn tại cho đến ngày nay là Maghreb. Nhưng khác với các nước láng giềng, Marocco đã kiên quyết chống lại sự xâm lược của đế chế Ottoman để duy trì nền độc lập dân tộc.
Do vị trí chiến lược của mình, Marocco luơn là đối tượng tranh đoạt của các cường quốc châu Âu. Sau “cuộc chiến tranh tam vương”, Marocco lần lượt thu hồi được những cứ điểm mà người Bồ Đào Nha, người Anh đã chiếm cứ trước đây. Đến cuối thế kỷ XVII, chỉ cĩ Tây Ban Nha cịn chiếm được Mellila, Ceute và một thị trấn quan trọng khác. Tuy nhiên, các cường quốc châu Âu sau khi bị đánh đuổi khỏi vùng duyên hải Marocco vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ mậu dịch với nước này.
Vương triều Filali mặc dù đã thu hồi được các cứ điểm ở vùng duyên hải, nhưng do sự chia rẽ, cát cứ, xung đột liên miên nên kinh tế chậm phát triển. trong bối cảnh đĩ, từ đầu thế kỷ XIX, các cường quốc châu Âu đã dùng một lực lượng kinh tế và quân sự hùng hậu hơn, đua nhau xâm nhập Marocco.
Séminaire international sur la mémoire historique partagée entre le Maroc et le Vietnam 78 Năm 1856, nước Anh ký kết điều ước với Marocco và giành được chế độ trị ngoại pháp quyền và ưu đãi về mậu dịch. Marocco cho phép người Anh được mua bán tự do trên tồn lãnh thổ với mức thuế suất chỉ 10%.
Năm 1844, nước Pháp lấy cớ Al Quadir trốn vào vùng biên giới Algeria – Marocco đã phái quân xâm nhập vào Marocco và buộc nước này ký “Điều ước Tanger”. Mặc dù hai bên đã định rõ đường biên giới Algeria – Marocco vào năm 1845 nhưng thực dân Pháp vẫn tiếp tục cho quân đội xâm phạm lãnh thổ Marocco từ phía Algeria.
Năm 1860, Tây Ban Nha đưa 50.000 binh lính đổ bộ lên đất Marocco. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Marocco một lần nữa buộc phải ký “Điều ước Tanger”, trao thành phố Seuta cùng những khu vực lân cận cho Tây Ban Nha.
Trong khi thực dân Anh âm mưu thơn tính tồn bộ phía Đơng châu Phi bằng kế hoạch “2C” (từ Capetown đến Cairo) thì thực dân Pháp cĩ ý đồ thơn tính tồn bộ Bắc Phi dọc bờ biển Đại Tây dương từ Marocco đến Senegal sang vịnh Sidra ở phía đơng. Vì vậy, sau khi xâm chiếm xong Tunisia, quân đội Pháp tích cực chuẩn bị cho việc đánh chiếm Marocco. Từ năm 1881, quân đội Pháp liên tục xâm nhập khu vực đơng nam Marocco và chiếm được một số ốc đảo xanh của nước này. Năm 1903, Marocco được Pháp cho vay 21 triệu franc. Năm 1904, ngân hàng Pháp tiếp tục cho Marocco vay 62,5 triệu franc, lãi suất 0,5% với điều kiện Marocco phải lấy 60% thuế quan để đảm bảo khiến cho thuế quan của Marocco rơi vào tay tư bản Pháp.
Và cuối cùng, năm 1912, thực dân Pháp dã hồn thành cơng cuộc xâm chiếm Marocco và thiết lập chế độ bảo hộ tại đất nước này theo Hiệp ước Fès.
Trong hồn cảnh tương tự như châu Phi, khu vực Đơng Nam Á cũng sớm bị các nước tư bản phương Tây nhịm ngĩ. Từ nửa đầu thế kỷ XVI, các tàu buơn và giáo sĩ Bồ Đào Nha đã đến Việt Nam. Bước sang thế kỷ XVII, Hà Lan đã lập ra các thương điếm ở Hội An và Phố Hiến. Nhưng sức lực của hai nước thực dân già cỗi này ngày càng thua kém các nước thực dân mới nổi là Anh, Pháp. Vì vậy, Bồ Đào Nha đã phải chấp nhận để cho nhiều vị trí quan trọng ở khu vực này rơi vào tay Anh, Pháp. Vào năm 1686, một nhân viên Cơng ty Ấn Độ đã đưa ra đề nghị chiếm Cơn Đảo để lập thương điếm ngồi khơi bờ biển Việt Nam và được thống đốc các thương điếm của Pháp tại Ấn Độ ủng hộ.
Do tình hình trong và ngồi nước nên lúc này chưa cho phép tư bản Pháp triển khai các hành động xâm lược tại Việt Nam. Vì vậy, phải đến đầu thế kỷ XIX, nước Pháp mới chính thức đặt mục tiêu xâm lược Việt Nam và cơng việc đĩ được thúc đẩy mạnh mẽ từ sau cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1848.
Hơn nữa, ở Việt Nam, cuộc phân tranh giữa chúa Trịnh ở phía Bắc và chúa Nguyễn ở phía Nam vẫn đang diễn ra quyết liệt. Với tham vọng chiếm lại ngơi báu, Nguyễn Phước Ánh (vua Gia Long sau này) đã dựa vào một giáo sĩ Pháp thuyết phục vua Louis XVI tiến hành một cuộc vũ trang can th iệp vào Việt Nam62 dẫn tới việc ký kết văn kiện ngoại giao đầu tiên giữa Pháp và Việt Nam tại Versailles ngày 28/11/1787 cam kết nhượng cho Pháp Cơn Đảo cùng mảnh đất và vùng biển Đà Nẵng. Mặc dù Hiệp định này chưa bao giờ được thực hiện nhưng đĩ là những bước đi đầu tiên để tiến tới việc chinh phục Việt Nam của tư bản Pháp.
Lấy cớ tín đồ Kitơ bị đàn áp, trong bối cảnh rất thuận lợi ở trong nước, Napoleon III đã quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam vào năm 1857.
Sáng 01/9/1858, quân đội Pháp được trang bị vũ khí hiện đại cùng với sự phối hợp của quân đội Tây Ban Nha bất ngờ tấn cơng rồi đổ bộ đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Nhưng quân đội Pháp đã khơng thể tiến sâu vào đất liền trước sự chống đối quyết liệt của người Việt Nam do viên tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy.
Tiếp đĩ, ngày 02/9/1858, hạm đội Pháp tiến vào Vũng Tàu rồi ngược sơng Sài Gịn đánh chiếm thành Gia Định. Nhưng mãi đến năm 1884, về cơ bản, thực dân Pháp mới thơn tính được Việt Nam.
62Nguyễn Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897), NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2016, tr. 26-27.
Séminaire international sur la mémoire historique partagée entre le Maroc et le Vietnam 79 Như vậy, đến cuối thế kỷ XIX, cả Việt Nam và Marocco đều trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và họ đã đặt ách thống trị hà khắc lên đầu nhân dân hai dân tộc này.