Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 89 - 94)

- Nghề rèn bừa làng Vạc

2. Cơ sở kinh doanh

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch

- Sau khi phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp chỉ đạo triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

- Các cấp Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có đủ thông tin kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo.

- Hội đồng nhân dân, đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng giám sát và thực hiện kiểm tra thực hiện quy hoạch để kịp thời có ý kiến với Ủy ban Nhân dân tổ chức, quản lý quy hoạch.

- Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt quyền được giám sát thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Những định hướng và giải pháp nêu trên đềudựa trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế chung của Đảng và nhà nước. Thông qua các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2006- 2011 và tầm nhìn đến 2020, tác giả thấy quan điểm phát triển bền vững, gắn với phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường là quan tâm chủ đạo, chi phối tất cả các hoạt động từ khâu quy hoạch đến tổ chức triển khai và thực hiện các giải pháp phát triển.

Như vậy, tất cả các định hướng và giải pháp đã nêu cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển kinh tế phát triển song song với phát triển xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng kinh tế của huyện Thiệu Hóa, đề tài đã làm rõ được các thế mạnh và hạn chế của huyện đối với phát triển kinh tế.

Huyện Thiệu Hóa có những thuận lợi về vị trí địa lý, các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế - xã hội) để phát triển một nền kinh tế đa ngành theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hội nhập với sự phát triển chung của cả nước và các nước trên thế giới.

Mặc dù với tốc độ phát triển thấp, nhưng trong xu thế phát triển mới ngành nông - lâm - thủy sản đang hướng tới phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trên địa bàn.

Cơ cấu kinh tế của huyện đang có sự chuyển dịch tích cực: giảm tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nội bộ của các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, xu hướng giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện, ga, khí đốt và nước; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sự chuyển dịch trên nhằm thích nghi tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Mặc dù công nghiệp của huyện đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ, giá trị sản xuất còn thấp, chưa có các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và đầu tư lớn.

Ngành dịch vụ đã có những biến đổi sâu sắc cả về hình thức lẫn chất lượng. Cơ cấu ngành đa dạng và ngày càng phát triển có hiệu quả góp phần quan trọng trong giả quyết việc làm và tăng nguồn thu ngân sách cho huyện. Trong ngành dịch vụ, vai trò của các ngành thương mại, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và du lịch ngày càng giữ vị trí quan trọng đang có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thiệu Hóa.

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo xu hướng: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Vì vậy, so với yêu cầu thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa tạo ra sức bật để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để quá trình phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế, đòi hỏi huyện phải nắm bắt được thời cơ, sử dụng các chính sách linh hoạt trong phát triển kinh tế.

Qua phân tích đánh giá thực trạng kinh tế của huyện Thiệu Hóa, đồng thời xem xét mô hình chuyển dịch kinh tế của huyện. Đề tài đã đưa ra một số các định hướng và giải pháp đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện Thiệu Hóa một cách nhanh, ổn định và bền vững.

Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do hạn chế về thời gian, khả năng nghiên cứu, nguồn tư liệu, nội dung lại rộng nên không tránh khỏi những thiếu sót và tồn tại nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành để tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu đề tài được sâu hơn, hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 89 - 94)