Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 69 - 73)

- Nghề rèn bừa làng Vạc

3.2.2.3. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

* Hộ gia đình: Trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, hình thức hộ gia đình thì vẫn là hình thức sản xuất khá phổ biến ở huyện Thiệu

Hóa, việc sản xuất công nghiệp chủ yếu dựa vào hộ, dẫn đến sản xuất nhỏ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến về kết quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, một số hộ gia đình có điều kiện sản xuất tập trung và có thị trường tương đối ổn định cũng đã tiến hành mở rộng sản xuất và chuyển sang thành lập các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoặc công ty để được hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh.

* Hợp tác xã: Trong thời kỳ công nghiệp hóa, các hợp tác xã đã và đang chuyển đổi mô hình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kinh tế hợp tác xã ở Huyện vẫn còn nhiều hạn chế như chưa tìm ra mô hình tổ chức hợp tác xã phù hợp nên hiệu quả hoạt động thấp, quy mô còn hạn chế, việc đầu tư trang thiết bị công nghệ còn thấp. Vì vậy, Huyện thiệu hóa cần trú trọng chỉ đạo đặc biệt là tạo điều kiện nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, có những chính sách khuyến khích tạo môi trường thuận lợi thành lập các hợp tác xã mới, đổi mới quản lý và mở rộng các hợp tác xã đã có, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển nhanh kinh tế hợp tác xã trên địa bàn.

* Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH: Hiện nay, trên địa bàn Huyện có 8 doanh nghiệp tư nhân, 10 công ty cổ phần, 20 công ty TNHH. Doanh thu các doanh nghiệp tăng đáng kể, đặc biệt quy mô và ngành nghề của các doanh nghiệp không ngừng được mở rộng và tăng lên, bước đầu đã tạo việc làm và thu nhập cho số lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn.

3.2.3. Dịch vụ

Dịch vụ là một ngành rất đa dạng và phức tạp, trong nền KT hiện đại nó trở thành hoạt động không thể thiếu đước đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất và đời sống xã hội. Các ngành dịch vụ có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh tế và phục vụ nhu cầu dân cư trong huyện là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch.

3.2.3.1 Giao thông vận tải

Hiện nay vận tải hành khách và hàng hóa của huyện chủ yếu là bằng đường bộ. Năm 2011 toàn huyện có 188 xe ô tô vận tải, 59 xe ô tô vận tải hành khách, những phương tiện vận tải thô sơ đang bị loại dần thay vào đó là những phương tiện hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đi lại của nhân dân.

Bảng 3.22: Số lượng phương tiện vận tải của huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2006 - 2011

Phương tiện vận tải ĐVT 2006 2008 2010 2011

- Xe ô tô vận tải Chiếc 107 110 170 188

- Xe ô tô vận tải hành khách Chiếc 30 31 41 59

- Xe công nông Chiếc 120 131 155 166

- Thuyền máy Chiếc 132 134 150 152

[Nguồn: 8]

Bảng 3.23: Lao động, khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

1. Lao động Người 765 799 990 1.214 1.257

Đường bộ Người 535 563 735 876 915

Đường thủy Người 230 236 255 338 342

2. Khối lượng HH vận chuyển Nghìn tấn 11.284,4 1.266,72 1.265,72 1.478,34 1.525,8 vận chuyển Nghìn tấn 11.284,4 1.266,72 1.265,72 1.478,34 1.525,8 Đường bộ Nghìn tấn 415,5 422,52 421,34 430,74 436,8 Đường thủy Nghìn tấn 712,8 844,2 844,586 1.047,6 1.089 3. Khối lượng HH luân chuyển Đường bộ 1000 tấn.km 31.585,6 32.111,52 32.006,184 32.736,24 33.196,8 Đường thủy 1000 tấn.km 7.128 8.442 8.445,68 10.476 10.890 4. Số lượng hành khách Vận chuyển H.khách 382,08 464 443,3 585,75 631,4 Luân chuyển 1000 người.km 66.864 81.200 77.577,5 102.206,25 110.495

[Nguồn: 8] * Về đường bộ: tính đến năm 2011 trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có những tuyến đường bộ cụ thể sau:

- Đường quốc lộ 45 điểm đầu từ Thiệu Trung đển điểm cuối ở Thiệu Long dài 9,5km.

- Đường tỉnh lộ: gồm 6 tuyến đường đi qua huyện với tổng chiều dài 50,7km.

+ Tuyến đường 515 điểm đầu Ngã Ba Chè đến điểm cuối giáp đê Thiệu Toán dài 11,7km đã láng nhựa.

+ Tuyến đường 515B: điểm đầu giao với đường 515 tại cầu Thiệu Lý đến điểm cuối giao nhau với quốc lộ 47 dài 2km, đã láng nhạc.

+ Tuyến đường 515C: điểm đầu nối với đường 515 tại Đu (Thiệu Chính) đến điểm cuối nối với đường đi Quán Chua có chiều dài 4km, đã láng nhựa 1 km, còn lại là cấp phối.

+ Tuyến đường 516C: điểm đầu giao nhau với quốc lộ 45 tại Thiệu Phú đến điểm cuối nối với đường giao thông xã Định Hòa (Yên Định) dài 10km, đã láng nhựa.

+ Tuyến đường 506B: điểm đầu nối với quốc lộ 45 tại Thị trấn Vạn Hà đến điểm cuối hết địa phận xã Thiệu Ngọc, giáp với xã Xuân Vinh (Thọ Xuân) dài 12 km.

+ Tuyến đường 502: điểm đầu nối với quốc lộ 45 tại Thiệu Đô đến điểm cuối nối với đường Đình Hương – Giàng (Tp. Thanh Hóa) dài 11km.

- Đường huyện lộ được phân cấp thành 8 tuyến với tổng chiều dài là 43,6 km. + Tuyến đường Thiệu Long đi Thiệu Công – Thiệu Thành – Thiệu Tiến dài 6,5 km.

+ Tuyến đường đi Thị trấn Vạn Hà đi Thiệu Nguyên – Thiệu Duy dài 7,5 km.

+ Tuyến đường Thiệu Giang đi Thiệu Quang dài 3,5 km.

+ Tuyến đường từ Thiệu Vũ đi Định Tăng (Yên Định) dài 4,5km.

+ Tuyến đường từ Thiệu Viên đi Thiệu Tân – Thiệu Hòa – Thiệu Chính dài 8km.

+ Tuyến đường từ Thiệu Lý đi Thiệu Tâm dài 5km.

+ Tuyến đường từ Thiệu Châu đi Thiệu Giao, rẽ sang Bôn, Giàng dài 2,8km.

+ Tuyến đường từ Thiệu Khánh đi Thiệu Vân – Thiệu Giao – Rừng Thông dài 6,5 km.

- Đường xã (liên thôn) và đường thôn xóm.

+ Đường xã (liên thôn) có tổng chiều dài 252 km, đã được cứng hóa bằng láng nhựa, đổ bê tông và lát gạch là 140km.

+ Đường thôn xóm: có tổng chiều dài 464km.

* Về đường thủy: Giao thông đường thủy ở Thiệu Hóa chủ yếu diễn ra trên sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày.

- Các bến đò sông Mã:

+ Bến đò Ngói (Thiệu Quang) – Hoằng Khánh (Hoằng Hóa)

+ Bến đò Trí Cường ( Thiệu Quang) – Hoằng Khánh (Hoằng Hóa) + Bến đò Phùng (Thiệu Thịnh) – Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) - Các bến đò sông Chu:

+ Bến đò Vồm (Thiệu Khánh)- Thiệu Thịnh. + Bến đò Vạn Hà – Thiệu Đô.

+ Bến đò Thiệu Minh – Thiệu Tiến.

+ Bến đò Tân Bình ( Thiệu Ngọc) – Thiệu Toán. - Các bến đò sông Cầu Chày:

+ Bến đò Phong Phú ( Thiệu Long) – Nội Hà ( Định Hòa) + Bến đò Tiền Nông ( Thiệu Long) – Phú Lai.

+ Bến đò Cẩm ( Định Công) – Châu Trướng ( Thiệu Duy)

Hiện nay, vì đã có cầu hiện đại và cầu phao thay thế mà nhiều bến đò đã không còn nữa.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 69 - 73)