Nguồn lao động

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 39 - 40)

a. Số lượng

Do cơ cấu dân số trẻ, nên huyện Thiệu Hóa có lực lượng lao động dồi dào, nguồn lao động dự trữ lớn thuận lợi để phát triển các ngành cần nhiều lao động. Năm 2011 toàn huyện có 95590 lao động trong các ngành kinh tế, chiếm 53,9% so với tổng số dân. Đặc biệt chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, thuận lợi phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.

Bảng 2.3: Nguồn lao động trong các ngành kinh tế huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2006 - 2011 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lao động trong các ngành kinh tế (người) 96338 96364 96453 96458 98192 95590 % so với tổng dân số 52,9 53,5 54,0 54,5 55,6 53,9 [Nguồn: 8] b. Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2000 - 2011

(Đơn vị: %) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 N-L-NN 71,2 68,9 69,0 68,4 68,1 67,3 CN-XD 15,0 15,6 14,8 15,2 15,8 15,7 Dịch vụ 13,8 15,5 16,2 16,4 16,1 17,0 [Nguồn: 8]

Giai đoạn 2006 - 2011, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của huyện Thiệu Hóa có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỉ lệ lao động khu vực nông – lâm – thủy sản giảm 3,1%, lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 0,8%, lao động khu vực dịch vụ tăng 2,3%. Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm, điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa ở huyện Thiệu

Hóa diễn ra còn chậm.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w