Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 85 - 87)

- Nghề rèn bừa làng Vạc

2. Cơ sở kinh doanh

4.2.2. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội và đó cũng chính là chiến lược về con người đã được Đảng nêu ra trong các Nghị quyết Đại hội. Để phát triển nguồn nhân

lực phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ qua lại lẫn nhau trên 3 mặt chủ yếu như: Giáo dục và đào tạo con người, sử dụng con người, tạo việc làm.

- Giáo dục đào tạo cong người bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp.

- Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và tái đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có.

- Sử dụng con người và tạo việc làm là bố trí việc làm phù hợp với khả năng của người lao động nhằm đem lại năng suất lao động, hiệu quả công việc cao nhất.

Nguồn lao động của huyện dồi dào, nhưng chất lượng nguồn lao động của huyện cũng biểu hiện nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa. Vì vậy, cùng với việc nâng cao cơ sở hạ tầng sản xuất thì huyện phải có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Để thực hiện tốt mục tiêu đặt ra đến năm 2020 chiến lược con người của huyện được thực hiện theo các hướng sau:

+ Cần coi trọng hệ thống giáo dục chính quy cho các hệ đào tạo từ giáo dục mầm non đến giáo dục THPT và dạy nghề. Duy trì phổ cập tiểu học và tiến tới phổ cập THPT.

+ Tăng cường năng lực đào tạo bằng cách: Khuyến khích xã hội hóa giáo dục; Đẩy mạnh việc xây dựng khu đào tạo bao gồm đào tạo Đại học, học nghề... phục vụ cho nhu cầu xây dựng đô thị mới, chuyển đổi cơ cấu lao động; Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực đào tạo.

+ Có chính sách thu hút và đãi ngộ thích hợp, tạo điều kiện để tiếp nhận các nhà quản lý giỏi, các chuyên môn giỏi, công nhân có tay nghề và kinh nghiệm... đến sinh sống và làm việc tại huyện. Tuy nhiên trước mắt cần có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học trở về làm việc tại địa phương.

+ Có chính sách cấp học bổng cho những người nghèo có năng lực học tốt, cho các đối tượng được hưởng các chính sách xã hội; Phân cấp giáo dục, xây dựng quan hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý nhân lực, việc làm của tỉnh, tăng cường hợp tác với các đơn vị khác trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước trên lĩnh vực đào tạo.

+ Cần làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, lao động, cán bộ quản trị kinh doanh, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng công nhân lành nghề.

+ Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện luật lao động. Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, trợ cấp xã hội, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 85 - 87)