Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 80 - 83)

- Nghề rèn bừa làng Vạc

2. Cơ sở kinh doanh

4.1.3. Định hướng phát triển

4.1.3.1. Kinh tế

a. Nông nghiệp

* Định hướng phát triển chung

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH- HĐH. Bố trí hợp lý cơ cấu mùa vụ, đảm bảo ổn định sản lượng lương thực hàng năm. Phát triên kinh tế trang trại, hộ có thu nhập 50 triệu đồng/ năm. Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ ha/ năm. Đưa tỷ lệ chăn nuôi chiếm khoảng 40- 45% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Khuyến khích nông dân sử dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp có hạn, phát triển các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung về cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng các hệ thống dịch vụ nông nghiệp nhằm tạo ra lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu và xuất khẩu.

Phát tiển mạnh các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn ngoại thành, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm bớt hộ nông nghiệp thuần nông, tăng hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ. Nâng cao trình độ dân trí cho người dân.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp, nhất là hoàn thiện hệ thống thủy lợi và mạng cung cấp điện, dịch vụ con giống, cây trồng, đường giao thông nông thôn.

* Định hướng cụ thể: - Nông nghiệp

+ Trồng trọt:

Đối với cây lương thực, thực phẩm: Cần nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, hình thành các vùng lúa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu đô thị. Hình thành các vùng sản xuất rau sạch.

Cây ăn quả và cây công nghiệp: Không phải là cây chủ lực, dự kiến trong thời gian tới trồng những cây có chất lượng cao phục vụ nhu cầu đô thị.

Khuyến khích hình thành các vườn cây ăn quả tập trung kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Các cây trồng chủ yếu như bưởi, doi, táo, na...

+ Chăn nuôi:

 Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tạo khối lượng hàng hóa lớn, thu hút lao động, tăng thu nhập cho các hộ nông dân

 Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào chăn nuôi, phát triển hình thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp quy mô lớn và vừa, lấy hộ gia đình làm cơ sở để phát triển.

 Tăng cường quản lý và hỗ trợ của nhà nước về giống cho chăn nuôi, tuyển những con giống đủ tiêu chuẩn, kiểm soát được dịch bệnh.

 Nghiên cứu để sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp chất lượng cao; tìm kiếm thị trường cho sản phẩm chăn nuôi.

+ Dịch vụ nông nghiệp: Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp như: vốn, vật tư, kỹ thuật, thú y, chế biến.

- Thủy sản: Phát triển sản xuất thủy sản theo hướng thâm canh và coi trọng bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Khai thác triệt để diện tích mặt nước để nuôi thả cá. Cần đẩy mạnh đầu tư để cải tạo diện tích nuôi trồng hiện có và tăng cường con giống có giá trị kinh tế cao. Đảm bảo thức ăn có chất lượng tốt trong chăn nuôi và ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ mới trong chăn nuôi thủy sản. Khuyến khích chuyển mạnh nghề nuôi cá kết hợp với nuôi tổng hợp.

- Lâm nghiệp: Phủ xanh 100% đất trống, chăm sóc, bảo vệ, khai thác có hiệu quả diện tích rừng hiện có. Phát triển nhanh mô hình kinh tế vườn đồi. Có chương trình khai thác, cải tạo đất đai vùng đồi rừng, trồng cây ăn quả, trồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc, tạo bước phát triển mới trong kinh tế nông - lâm nghiệp.

b. Công nghiệp

* Định hướng chung

- Xây dựng một nền công nghiệp phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, lấy công nghiệp thúc đẩy các ngành khác phát triển. Coi trọng đầu tư phát

triển các ngành nghề có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị tăng lớn, nần cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

- Phát triển đa dạng các ngành công nghiệp có lợi thế về lao động và có truyền thống, các ngành công nghiệp công nghệ cao, tiến tới giảm tỉ trọng tương đối của ngành khai thác đá, cát, sỏi... kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại một cách hợp lý để tạo ra sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia vào xuất khẩu.

* Mục tiêu cụ thể

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề và ngành nghề nông thôn. Có ít nhất 4 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, có thêm 25-30 doanh nghiệp. Khôi phục xây dựng làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, làng nghề cót nan, cót ép, làng nghề chế biến lương thực – thực phẩm.

c. Thương mại - Dịch vụ

- Đa dạng hóa các loại hình và các thành phần kinh tế vào phát triển thương mại để kích thích sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, an nình quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh xây dựng các thị tứ, chợ huyện, chợ nông thôn, tiếp tục phát triển mạng lưới dịch vụ ngày càng rộng khắp trong huyện theo quy hoạch.

* Thương mại

- Xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thương mại theo quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo văn minh hiện đại, kinh doanh trật tự, đúng pháp luật.

- Chuyển đổi cơ cấu hàng hóa theo hướng, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động kỹ thuật cao thuộc các ngành công nghiệp giầy da, điện, điện tử, sản phẩm nông - lâm - sản chế biến chất lượng cao, giảm các

sản phẩm thô hoặc sơ chế. Tăng nhanh các sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao như: quần áo may sẵn, giầy dép chất lượng, lụa tơ tằm, hàng thủ công mỹ nghệ.

- Tiếp tục củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời đầu tư kỹ thuật, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường khó tính như EU, Bắc Mĩ...Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng có thể sản xuất được ở trong nước, giảm tối đa nhập công nghệ trung gian và thiết bị công nghệ đã qua sử dụng. Cần lựa chọn công nghệ tiến tiến để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.

* Du lịch

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch như: tham quan theo tuyến quốc gia, nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái... Hình thành các điểm du lịch của thành phố có đầy đủ điều kiện thu hút khách trong nước và quốc tế. Nâng cấp tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, tạo thêm nhiều điểm vui chơi giải trí văn hóa cho nhân dân và du khách.

- Tổ chức tốt các hoạt động của ngành dịch vụ du lịch, lựa chọn cơ cấu các mặt hàng, loại hình du lịch dịch vụ, phát triển thủ công mỹ nghệ, dịch vụ vận tải du lịch để thu hút khách du lịch, nâng thời gian lưu trú.

- Lực lượng lao động của ngành còn thiếu kinh nghiệm quản lý. Vì vậy cần phải đào tạo và đào tạo lại số cán bộ hiện có về nghiệp vụ quản lý kinh doanh du lịch đến năm 2020 đạt 95% lao động của ngành được đào tạo bài bản.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w