Dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 63 - 65)

Trong cơ cấu của ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất và không ổn định, năm 2011 đạt giá trị sản xuất 20 813 triệu đồng (chiếm 5,0% GTSX nông nghiệp). Ngành dịch vụ nông nghiệp cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, lai tạo giống, công tác thú y, khuyến nông và cung cấp các dịch vụ ứng dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp. Hỗ trợ các hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa có hiệu quả.

Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp, nhất là dịch vụ sau thu hoạch còn chậm phát triển, thị trường đầu ra cho sản phẩm

còn gặp nhiều khó khăn, chi phí cho sản xuất lớn so với sức của các hộ nông dân đã làm cho tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng chậm. Do đó, huyện Thiệu Hóa cần phải đầu tư hơn nữa về giống, khoa học công nghệ cũng như tìm những giải pháp để hạ giá thành dịch vụ tạo thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ nông nghiệp hiệu quả hơn.

Dịch vụ giống cây trồng: các cơ sở sản xuất giống cấp 1 của tỉnh có nhiệm vụ khảo nghiệm giống mới, tiến hành sản xuất nhân giống tốt cung cấp cho nông dân trong huyện, tỉnh. Các trạm bảo vệ thực vật có nhiệm vụ cung cấp thuốc và vật tư chuyên dùng theo hợp đồng dịch vụ hoặc yêu cầu kĩ thuật của cơ sở sản xuất.

Dịch vụ chăn nuôi: có trạm thú y huyện, ban chăn nuôi xã. Các cơ quan thú y cấp trên có nhiệm vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kĩ thuật viên cơ sở, tổ chức đưa các tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi vào sản xuất. Ban chăn nuôi xã tổ chức mọi hoạt động dịch vụ kĩ thuật thú y, tổ chức tiếp nhận các tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi về giống, quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến được áp dụng, chuyển giao đến tận tay người tiêu dùng.

3.2.1.2. Ngành thủy sản

Thiệu Hóa là huyện đồng bằng có nhiều sông ngòi, kênh, hồ, ao với nguồn thủy sản tự nhiên rất phong phú. Ngoài việc khai thác nguồn thủy sản tự nhiên trên sông, trên đồng và các diện tích mặt nước khác thì huyện rất khuyến khích dân vạn chài nuôi cá lồng trên sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày.

Bảng 3.18: Tình hình sản xuất của ngành thủy sản huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2006 - 2011

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Giá trị sản xuất (Giá cố định 1994) Triệu đồng 11.291 11.873 12.634 12.92 5 13.215 14.003 2. Sản lượng thủy sản Tấn 920 949 1.105 1.149 1.375 1.442 - Khai thác 238 243 342 380 491 516 - Nuôi trồng 682 706 763 769 884 926 3. Sản phẩm Tấn 1.543,5 1.513 1.679 1.725 1.735 1.442

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ (Trang 63 - 65)