Cách thức phân tích hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 26 - 31)

Để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại, nên kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối, theo dõi tình hình biến động của chỉ tiêu phân tích qua các năm, khi đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại một đơn vị, chi nhánh có thể so sánh từng chỉ tiêu với mức chỉ tiêu bình quân tương ứng trong cùng hệ thống ngân hàng.

1.3.6.1. Nhóm chỉ tiêu dư nợ.

Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ). Tốc độ tăng doanh số cho vay được tính theo công thức sau:

Doanh số cho vay phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay của ngân hàng. Tốc độ tăng doanh số phản ánh khả năng mở rộng cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay và tốc độ cho vay phản ánh khả năng mở rộng tín dụng nhưng chưa đủ khẳng định hiệu quả cho vay của NHTM.

Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ khách hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ). .Doanh số thu nợ phản ánh hai khả năng: Một, khách hàng hoàn trả vốn vay ngân hàng đúng hạn. Hai là, ngân hàng tăng thu nợ quá hạn, thu hồi nợ sớm do có dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng.

Dư nợ cho vay: là số tiền mà những người đang vay nợ ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay mua nhà, vay mua xe, vay tín chấp...

Tốc độ tăng dư nợ cho vay: là tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tốc độ dư nợ cho vay qua các năm được tính như sau:

1.3.6.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ bình quân: là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn (hoặc tính cả tiền lãi quá hạn) trên tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện độ an toàn tín dụng tại ngân hàng cao và ngược lại. NHTM có nhiều khoản nợ quá hạn có nguy cơ mất vốn cao, làm hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản cho vay, cho biết tỷ lệ dư nợ có nguy cơ mất vốn một phần hoặc toàn bộ trên tổng dư nợ. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% là yếu kém. Nếu chỉ số này dưới mức 5% ngân hàng được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng, chất lượng cho vay cao.

Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàng thường gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho họ có thể thu xếp để trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ đã quá một kỳ hạn gia hạn nợ. Việc sử dụng tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn cho biết tỷ lệ phần trăm tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Việc sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn độ an toàn tín dụng.

Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Nợ xấu gồm 5 nhóm, đó là:

Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Nợ gia hạn nợ lần đầu.

Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được ttrong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Các khoản nợ vi phạm quy định nêu trên chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày.

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.

Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm: nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, vì vậy mà chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất

lượng tín dụng cho vay tiêu dùng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay. Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro cho vay tiêu dùng càng lớn, khả năng mất vốn càng cao, từ đó hạn chế khả năng mở rộng của hoạt động cho vay tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong toàn bộ nội dung chương 1, đề tài khóa luận đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hoạt động cho vay cũng như hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa của NHTM. Dựa trên cơ sở lý luận này, ta sẽ đánh giá thực trạng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng trong 3 năm từ 2019-2021.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w