Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 76 - 79)

Bên cạnh những thuận lợi trên, ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng còn phải đối phó với những khó khăn như sau:

Thứ nhất: Chất lượng trong quy trình cho vay và thẩm định chưa được đảm bảo bởi vì CBTD phải thực hiện cả 3 khâu cơ bản trong quá trình cho vay là tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Phân tích tín dụng mang tính chủ quan cao do kết quả phân tích tín dụng hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, bản lĩnh của người phân tích. Chưa kể việc phải thực hiện nhiều khâu khiến trách nhiệm của CBTD trở nên nặng nề, hoạt động của ngân hàng chưa được chuyên môn hóa.

Thứ hai: Tỷ trọng của sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa còn thấp so với dư nợ của chi nhánh. Bởi vì kĩ năng của các CBTD trong việc giới thiệu và cung cấp gói sản phẩm còn chưa cao lẫn sự lo lắng của khách hàng khi đứng trước gói sản phẩm cho vay với số vốn lớn.

Thứ ba: Nguồn khách hàng từ hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa vẫn còn tồn tại khách hàng có độ tin cậy chưa cao, khả năng tài chính không ổn định dẫn đến việc trả nợ không đụng hạn như đối tượng khách hàng không phải là cán bộ - công nhân viên bởi vì nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khó có sự đảm bảo khi biến động mạnh tương ứng với nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng không phải là cán bộ - công nhân viên thì có mức tỉ lệ nợ xấu cao hơn so với khách hàng là cán bộ - công nhân viên trong 3 năm 2019 – 2021 với mức tỉ lệ nợ xấu luôn cao hơn và đạt cao nhất là vào năm 2021 với 0.13%. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và giảm đi sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư: Nhiều đối thủ là các ngân hàng khác trong khu vực hoạt động của chi nhánh, các đối thủ ngân hàng tư nhân thường sẽ có các gói vay với lãi suất ưu đãi hơn, chưa kể hạn mức sẽ cao hơn để thu hút thêm nguồn khách hàng. Nên chi nhánh cần phải cải thiện gói sản phẩm của mình.

Thứ năm: Việc marketing của chi nhánh còn ít và thiếu tính phổ biến. Khách hàng chủ yếu đến chi nhánh và tiếp cận sản phẩm thông qua người thân giới thiệu hoặc nhìn thấy trực quan cơ sở vật chất, địa điểm chi nhánh. Chi nhánh chưa có các hoạt động quảng cáo rộng rãi, ít có băng rôn bảng hiệu hay các chương trình tài trợ tại địa bàn.

Thứ sáu: Chất lượng CBTD cần phải nâng cao theo thời đại, thời thế của thị trường để không bị bỏ lại để có thể nắm bắt được các thông tin mới nhất lẫn áp dụng công nghệ trong công việc

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2 đã trình bày một cách tổng quan và tương đối đầy đủ về thực trạng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng trong 3 năm 2019 – 2021.

Qua việc đánh giá thực trạng cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa, có thể thấy được những kết quả đã đạt được nhưng chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Để đảm bảo an toàn và có hiệu quả trong những năm tiếp theo, thì cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐÀ

NẴNG.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w