Tình hình hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 60 - 75)

nhánh Bắc Đà Nẵng:

2.2.2.1. Tình hình chung hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chũa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng:

Bảng 2.6: Tình hình chung hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Vietinbank - chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021.

ĐVT: tỉ đồng

Chỉ tiêu

2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020

Số

tiền trọng %Tỷ tiềnSố trọng %Tỷ tiềnSố trọng %Tỷ Chênhlệch Tỉ lệ % h lệchChên Tỉ lệ % 1. Doanh số cho vay chi nhánh 9861.4 100% 9377.2 100% 12117 100% -484.21 -4.91% 2739.9 29.22% Doanh số cho vay mua, XD, SC

nhà 1315.7 13.34% 690.3 7.36% 895.7 7.39% -625.35 -47.53% 205.4 29.76%

2. Doanh số thu nợ chi nhánh 9177.8 100% 9283.4 100% 11639 100.00% 105.56 1.15% 2356.1 25.38% Doanh số thu nợ mua, XD, SC nhà 1175.3 12.81% 680.6 7.33% 1085.7 9.33% -494.7 -42.09% 405.1 59.52%

3.Dư nợ chi nhánh 4906 100% 5013 100% 5435 100% 107 2.18% 422 8.42% Dư nợ mua, XD, SC nhà 580 11.82% 616 12.29% 665 12.24% 36 6.21% 49 7.95% 4. Nợ xấu chi nhánh 24.5 100% 25.15 100% 46.5 100% 0.65 2.65% 21.35 84.89% Nợ xấu mua, XD, SC nhà 3.871 15.80% 4.351 17.30% 11.904 25.60% 0.4799 12.40% 7.5531 173.60 % 5. Tỉ lệ nợ xấu chi nhánh (%) 0.52% 0.49% 0.83% Tỉ lệ nợ xấu mua, XD, SC nhà (%) 0.08% 0.09% 0.22%

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1315.65 1175.3 580 3.87 690.3 680.6 616 4.35 895.7 1085.7 665 11.9

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Hình 2.8:Tình hình chung hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Vietinbank - Chi nhánh Bắc Đà Nẵng năm 2019 – 2021.

Doanh số cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa chiếm tỉ trọng thấp so với doanh số cho vay của chi nhánh, chỉ dao động dao động trong khoảng 7.36% đến 13.34%. Thấp nhất ở năm 2020 là 7.36% với doanh số là 690.3 tỉ đồng. Sau đó tăng mạnh lên 895.7 tỉ đồng ở năm 2021. Dựa vào doanh số ta có thể thấy ngân hàng siết chặt cho vay trong tình hình kinh tế ảm đạm khiến cho doanh số giảm mạnh vào 2020 và chỉ khi 2021 có các tin tức tốt khả quan về dịch bệnh thì mới nới lỏng cho vay lại. Bản thân khách hàng cũng có công ăn việc làm nên mới có khả năng đáp ứng các điều kiện của gói cho vay nên doanh số cho vay của chi nhánh tăng. Nhưng nhìn chung cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc mở rộng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà trong tình hình cơn sốt về bất động sản ở Đà Nẵng đang tăng.

Doanh số thu nợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở giảm mạnh 42.09% từ 1175.3 tỉ đồng uống 680.6 tỉ đồng với mức giảm là 42.09% và tăng 59.52% vào năm 2021 đạt được 1085.7 tỉ động tuy vẫn chưa bằng 2019 nhưng đây là một tín hiệu tốt của ngân hàng trong việc thu nợ hiệu quả, tránh thất thoát nguồn vốn của ngân hàng trong tình hình kinh tế biến động

Dư nợ mua xây dựng và sửa chữa nhà cửa chiếm tỉ trọng thấp so với dư nợ chi nhánh chỉ trong khoảng 11% đến 12%. Trong 3 năm 2019 đến 2021 thì dư nợ tăng dần nhưng tăng nhẹ hơn ở năm 2020 với 6.21% từ 580 tỉ đồng lên 616 tỉ đồng và tăng 7.95% ở năm 2021 lên mức 665 tỉ đồng. Dư nợ tăng nhẹ cho thấy quy mô của sản phẩm này đã gia tăng hơn trước, nhưng cũng ở mức vừa phải, dư nợ vẫn tăng trong khi kinh tế ảm đạm bởi vì tại Đà Nẵng và cũng như là cả nước thì thị trường nhà đất đang khởi sắc nhanh chóng. Riêng tại Đà Nẵng có rất nhiều dự án ven sông, ven biển, hoặc gần phố cổ Hội An. Các nhà đầu tư khắp cả nước hướng sự quan tâm đến thành phố biển để đầu tư sinh lời, chưa kể một bộ phận người dân chuyển vào thành phố Đà Nẵng sinh sống bởi vì dịch vụ ở đây đầy đủ và nhiều dịch vụ giải trí đi kèm và thuận lợi hơn trong công việc. Điều này khiến nhu cầu nhà đất ở Đà Nẵng tăng lên, là nguyên nhân chính khiến cho thực trạng dư nợ tại chi nhánh tăng. Những tuyến đường biển đầy những căn biệt thự, villa hoặc các home stay nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông được hình thành cũng phần lớn từ nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ngoài ra thì việc quy hoạch hợp lí của chính quyền cũng như đền bù hợp lí cho các hộ dân trong khu vực dự án hợp lí cũng cho thấy được sự lãnh đạo của chính quyền thành phố Đà Nẵng, tạo thêm niềm tin cho dân cư.

Nợ xấu mua, xây dựng và sửa chữa nhà tăng 12.4% vào năm 2020 đạt mức 4.35 tỉ đồng và tăng mạnh 173.6% đạt mức 11.9 tỉ đồng. 2 năm 2020 và 2021. Phát triển tín dụng, gia tăng dư nợ thì vẫn còn mặt trái đó là rủi ro sẽ gia tăng cùng lúc. Năm 2020 và 2021 là 2 năm đầy biến động, hầu như các ngành nghề đều bị ảnh hưởng nặng, đa số các khách hàng đều thất nghiệp và kinh doanh thua lỗ nên dư nợ không trả được khiến hình thành nợ xấu, đây là một vấn đề đáng quan ngại của ngân hàng

Tỉ lệ nợ xấu mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở cũng tăng từ 0.08% lên đến 0.09% và 0.22% ở 2 năm 2020 và 2021.

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa ở chi nhánh tuy có sự tăng trưởng trong dư nợ nhưng tỉ trọng vẫn chiếm tỉ lệ thấp so với dư nợ chung của chi nhánh, trong khi đây là một thị trường đang thu hút nhiều nhà đầu tư, chi nhánh cần cố gắng nâng cao dịch vụ, tiếp cận thêm các khách hàng.

2.2.2.2. Phân tích theo hình thức mục đích sử dụng vốn:

Bảng 2.7. Tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở theo mục đích sử dụng vốn tại chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: tỉ đồng. Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) 1. Doanh số cho vay mua, XD, SC nhà 1315.65 100% 690.30 100% 895.70 100% -625.35 -47.53% 205.4 29.76%

Mua nhà 774.92 58.90% 378.28 54.80% 588.92 65.8% -396.63 -51.18% 210.64 55.68%

Xây dựng, sửa chữa nhà ở 540.73 41.10% 312.02 45.20% 306.78 34.3% -228.72 -42.30% -5.24 -1.68%

2. Doanh số thu nợ vay mua, XD, SC

nhà 1175.30 100% 680.60 100% 1085.70 100% -494.7 -42.09% 405.1 59.52%

Mua nhà 660.52 56.20% 361.40 53.10% 660.11 60.8% -299.12 -45.29% 298.71 82.65%

Xây dựng, sửa chữa nhà ở 514.78 43.80% 319.20 46.90% 425.59 39.2% -195.58 -37.99% 106.39 33.33%

3. Dư nợ cho vay mua, XD, SC nhà 580.00 100% 616.00 100% 665.00 100% 36 6.21% 49 7.95%

Mua nhà 297.54 51.30% 325.25 52.80% 381.05 57.3% 27.71 9.31% 55.80 17.16%

Xây dựng, sửa chữa nhà ở 282.46 48.70% 290.75 47.20% 290.61 43.7% 8.29 2.94% -0.147 -0.05%

4. Nợ xấu cho vay mua, XD, SC nhà 3.87 100% 4.35 100% 11.90 100% 0.48 12.40% 7.55 173.60%

Mua nhà 2.35 60.70% 2.86 65.80% 8.42 70.7% 0.51 21.84% 5.55 193.97%

Xây dựng, sửa chữa nhà ở 1.52 39.30% 1.49 34.20% 4.64 39.0% -0.03 -2.19% 3.15 211.99%

5. Tỉ lệ nợ xấu cho vay mua, XD, SC

nhà 0.08% 0.09% 0.22%

Mua nhà 0.05% 0.06% 0.15%

Xây dựng, sửa chữa nhà ở 0.031% 0.030% 0.09%

Qua bảng trên ta có thể thấy Mua nhà chiếm tỉ trọng lớn hơn xây dựng và sửa chữa nhà ở bởi vì mua nhà cần số vốn lớn nên thường khách hàng sẽ đi vay các gói sản phẩm của ngân hàng nhiều hơn, tỉ trọng 58.90% ở năm 2019 tuy giảm còn 54.8% ở năm 2020 nhưng đã tăng mạnh trở lại 65.8%. Còn xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng nhẹ vào năm 2020 từ 41.1% lên đến 45.2% và giảm tỉ trọng còn 34.3%. Nhưng con số trên là thực tế khi mua nhà giảm mạnh chủ yếu vào năm 2020 vì số vốn cần mua nhà rất lớn hơn so với xây dựng và sửa chữa nhà ở. Doanh số cho vay mua nhà giảm mạnh 51.18% vào năm 2020 còn 378.28 tỉ đồng, xây dựng và sửa chữa nhà cũng giảm 42.3%. Nhưng mua nhà đã tăng 55.68% ở năm 2021 đạt doanh số 588.92 tỉ đồng còn xây dựng và sửa chữa nhà cửa giảm nhẹ 1.68% đạt 306.78 tỉ đồng. Thông qua thông số cho vay có thể thấy được xu hướng của thị trường đó là vào năm 2020 khi kinh tế khó khăn thì tỉ trọng cho vay của mua nhà giảm nhẹ còn xây dựng sửa chữa thì cần vay số vốn nhỏ hơn nên tỉ trọng tăng nhẹ. Còn sang năm 2021 thì kinh tế đã hồi phục phần nào nên mua nhà đã tăng trở lại khiến cho tỉ trọng của xây dựng và sửa chữa giảm.

Doanh số thu nợ mua nhà luôn chiếm tỉ trọng cao và chiếm hơn nửa của doanh số thu nợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Ở năm 2019 đạt mức 56.2% tuy có giảm nhẹ xuống còn 53.1% tỉ trọng trong năm 2020 nhưng đã tăng lên 60.8% tỉ trọng ở năm 2021. Còn xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng nhẹ tỉ trọng từ 2019 lên 2020 từ 43.8% lên đến 46.9% nhưng tỉ trọng đã giảm còn 39.2% ở năm 2021. Số tiền thu nợ của mua nhà và xây dựng sửa chữa nhà cửa đều giảm ở năm 2020 với mức giảm 45.29% còn 361.4 tỉ đồng và giảm 37.99% còn 319.2 tỉ đồng. Sở dĩ thu nợ giảm bởi vì khó khăn trong kinh tế, nhưng năm 2021 đã hồi phục với doanh số thu nợ cho mua nha tăng đến 82.65% đạt được 660.11 tỉ đồng và kể cả xây dựng và sửa chữa nhà cửa cũng tăng 33.33% đạt được 425.59 tỉ đồng, đây là tín hiệu khả quan của ngân hàng.

Nợ xấu cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng qua các năm. Với 3.87 tỉ đồng vào năm 2019 tăng 12.4% lên 4.35 tỉ đồng vào năm 2020, tăng mạnh vào năm 2021 với 11.9 tỉ đồng. Trong đó thì nợ xấu do mua nhà tăng từ 2.35 tỉ đồng lên 2.86 tỉ đồng và 8.42 tỉ đồng ở năm 2021, chiếm tỉ trọng tăng dần từ 60.7%, 65.8%

và 70.7% trong 3 năm 2019 đến 2021. Còn nợ xấu do xây dựng, sửa chữa nhà ở cũng tăng từ 1.52 tỉ đồng ở năm 2019 đến 2021 là 4.64 tỉ đồng, tuy ở năm 2020 có giảm xuống còn 1.49 tỉ đồng nhưng nhìn chung là tăng mạnh. Chủ yếu nợ xấu của sản phẩm này nằm ở nợ xấu mua nhà, bởi vì số tiền vay lớn nên lãi phải cũng lớn tương ứng nên các khách hàng thường không xoay sở dược khi số tiền kinh doanh thua lỗ hoặc thất nghiệp.

Tỉ lệ nợ xấu mua nhà tăng đều trong 3 năm 2019 – 2021 từ 0.05 lên đến 0.06% và đạt 0.15% một mức tăng nợ xấu cao nhưng vẫn trong kiểm soát và ảnh hưởng chính bởi dịch bệnh. Còn cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở thì giảm nhẹ từ 0.031% xuống 0.03% ở năm 2020 và tăng mạnh lên 0.085% nhưng vẫn ít hơn nhiều so với hình thức cho vay mua nhà, tại vì xây dựng và sửa chữa chủ yếu số tiền vay ít hơn nên ít biến động hơn so với loại hình kia.

2.2.2.3. Phân tích theo thời hạn vay:

Bảng 2.8. Tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở theo thời hạn vay tại chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021.

ĐVT: tỉ đồng.

CHỈ TIÊU

2019 2020 2021 2020/2019 2021/2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh số cho vay mua nhà, XD,

SC nhà 1315.65 100% 690.30 100% 895.70 100% -625.35 -48% 205.40 30%

Ngắn hạn 173.67 13.20% 81.46 11.80% 125.40 14.00% -92.21 -53% 43.94 54%

Trung hạn và dài hạn 1141.98 86.80% 608.84 88.20% 770.30 86.00% -533.14 -47% 161.46 27%

2. Doanh số thu nợ cho vay mua,

XD, SC nhà 1175.30 100% 680.60 100% 1085.70 100% -494.70 -42% 405.10 60%

Ngắn hạn 173.36 14.75% 106.65 15.67% 200.85 18.50% -66.71 -38% 94.20 88%

Trung hạn và dài hạn 1001.94 85.25% 573.95 84.33% 993.42 91.50% -427.99 -43% 419.47 73%

3.Dư nợ cho vay mua, XD, SC nhà 580.00 100% 616.00 100% 665.00 100% 36.00 6% 49.00 8%

Ngắn hạn 99.06 17.08% 129.18 20.97% 131.54 19.78% 30.11 30% 2.36 2%

Trung hạn và dài hạn 480.94 82.92% 486.82 79.03% 533.46 80.22% 5.89 1% 46.64 10%

4. Nợ xấu cho vay mua, XD, SC nhà 3.87 100% 4.35 100% 11.90 100% 0.48 12% 7.55 174%

Ngắn hạn 0.46 12.00% 0.43 9.80% 0.92 7.70% -0.04 -8% 0.49 115%

Trung hạn và dài hạn 3.41 88.00% 3.92 90.20% 10.99 92.30% 0.52 15% 7.06 180%

5. Tỉ lệ nợ xấu cho vay mua, XD, SC

nhà 0.08% 0.09% 0.22%

Ngắn hạn 0.01% 0.01% 0.02%

Qua bảng trên ta có thể thấy chủ yếu các khoản vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cửa chủ yếu là trung hạn và dài hạn, chỉ có số ít là ngắn hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn giảm từ 173.67 tỉ đồng xuống 81.46 tỉ đồng ở năm 2020 và tăng lên 125.4 tỉ đồng ở 2021 tương ứng với mức giảm 53% và tăng 54%. Còn cho vay trung dài hạn thì cũng ghi nhận mức giảm từ 1141.98 tỉ đồng xuống 608.84 tỉ đồng ở năm 2020 và cũng tăng lên 770.3 tỉ đồng tương ứng với mức giảm 47% và tăng 27% nhưng vẫn chưa đạt lại đỉnh của năm 2019 cho cả 2 thời hạn vay, lí giải đơn giản thì ngân hàng cũng đang siết chặt các khoản cho vay trong tình hình kinh tế khó khăn.

Doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh trong 3 năm 2019 – 2021 giảm từ 173.36 tỉ đồng xuống 106.65 tỉ đồng và tăng lên lại 200.85 tỉ đồng cao nhất trong 3 năm, còn thu nợ trung hạn và dài hạn giảm mạnh từ 1001.94 tỉ đồng xuống 573.95 tỉ đồng ở năm 2020 và tăng lên 993.42 tỉ đồng ở năm 2021 gần chạm được mốc cũ ở 2019, nhưng dù sao cũng là nổ lực thu hồi nợ của chi nhánh ở năm 2021 khi ở năm 2020 thì doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 38% và trung dài hạn giảm 43% và cả 2 đều tăng trở lại ở 2021 với mức tăng là 88% và 73%. Toàn thể các nhân viên chi nhánh đã góp phần trong việc ra sức thu hồi các khoản vay.

Dư nợ ngắn hạn tăng trong 3 năm 2019 – 2021, từ 99.06 tỉ đồng tăng lên 129.18 tỉ đồng với mức tăng 30% và tăng nhẹ 2% lên 131.51 tỉ đồng. Còn trung hạn và dài hạn tăng 1% từ 480.94 tỉ đồng đến 486.82 tỉ đồng trong năm 2020 và tăng nhẹ 10% vào năm 2021 đạt được 533.46 tỉ đồng. Ngắn hạn tăng nhiều hơn ở năm 2020 bởi vì kinh tế khó khăn nên khách hàng cũng không đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu vay trung dài hạn nên sẽ ưu tiên vay ngắn hạn hơn. Còn vào năm 2021 thì khi đã phục hồi được phần nào thì khách hàng sẽ hướng đến các khoản vay trung dài hạn trong sản phẩm mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở.

Nợ xấu cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa ngắn hạn giảm nhẹ 8% từ 460 triệu xuống 430 triệu rồi tăng 115% đạt 920 triệu ở năm 2021, còn trung dài hạn thì tăng nhẹ 15% từ 3.41 tỉ đồng lên 3.92 tỉ đồng và tăng 180% ở năm 2021 đạt 10.99 tỉ đồng. Đây là tình hình chung của toàn ngành ngân hàng khi các khoản vay trở nên khó thu hồi vì lí do chung là đại dịch. Vả lại cho vay trung dài hạn có mức

độ rủi ro cao, vì thường vay trung dài hạn là với số vốn lớn nên khi gặp biến động kinh tế sẽ sinh ra rủi ro.

Tỉ lệ nợ xấu của ngắn hạn 2 năm 2019 và 2020 là 0.01% và tăng lên 0.02% ở năm 2021. Còn nợ xấu trung dài hạn thì tăng nhẹ từ 0.07% lên 0.08% và tăng mạnh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w