Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 80 - 91)

tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng

3.2.1. Cải thiện quy trình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại chi nhánh

3.2.1.1. Cơ sở để xuất giải pháp cải thiện quy trình cho vay

Quy trình chưa phát huy được khả năng chuyên môn hóa. Bởi vì CBTD phải thực hiện cả 3 khâu cơ bản trong quá trình cho vay, chưa được chuyên môn hóa. Ngoài ra còn có thể phát sinh thêm là chất lượng thẩm định không đảm bảo bởi chỉ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của CBTD, đôi khi sẽ có các CBTD biến chất, lợi dụng thông đồng với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để kiếm lợi cá nhân, gây ra rủi ro tín dụng cho chi nhánh

Cải thiện: Để đảm bảo công tác thẩm định tín dụng, chi nhánh nên chuyên môn hóa từng bộ phận, thành lập phòng quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro để thực hiện riêng biệt, chuyên môn trong từng bước quy trình cho vay. Điều này giúp cho CBTD giảm gánh nặng trong công việc để có thể thông suốt tránh sai sót khác

với khi thực hiện tất cả các bước trong quy trình. Ngoài ra còn rút giảm thời gian giao dịch thông qua sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau, tạo sự gắn kết trong công việc, hệ thống của chi nhánh. Đối với khoản cấp tín dụng có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, thời gian từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi có thông báo quyết định cấp tín dụng đến khách hàng là từ 2 đến 4 giờ. Để giảm thiểu thủ tục cho khách hàng VietinBank đã ban hành bộ mẫu biểu theo hướng tinh giản (bộ mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh...) từ 12-13 trang giảm xuống còn 4-8 trang. Việc chuyên môn hóa các bộ phận còn giúp kiểm tra chéo khiến cho khó có sự thông đồng cá nhân giữa các CBTD biến chất cấu kết với khách hàng để có thể trục lợi từ chi nhánh khiến cho chi nhánh thiệt hại trong tín dụng khiến cho môi trường ngân hàng trong sạch, liêm khiết, thể hiện được một bộ mặt là ngân hàng hàng đầu Việt Nam một trong những “Big 4”.

3.2.2. Cải thiện nâng cao tỷ trọng cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại chi nhánh

3.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao tỷ trọng

Tỷ trọng của sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa còn thấp so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh

3.2.2.2. Cách thức thực hiện

Để có thể gia tăng tỉ trọng thì ta phải mở rộng hoạt động cho vay sản phẩm này. Đối với khách hàng đến tiếp xúc với chi nhánh Bắc Đà Nẵng mà có nhu cầu về sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Thì các CBTD phải tìm hiểu mục đích sử dụng vốn của khách hàng là gì để có thể hướng khách hàng đến sản phẩm của chi nhánh. Các CBTD phải tư vấn và giải thích cái ưu điểm của sản phẩm cho vay đối với nhu cầu của khách hàng, giải đáp các khúc mắc còn tồn tại trong suy nghĩ của khách hàng một cách tận tình. Giảng giải tại sao phải đầu tư ngay bây giờ chứ không nên chần chừ bởi vì thị trường đang sốt lên theo từng ngày, khi khách hàng còn đang chần chừ thì cơ hội đã được dành cho người khác. Bởi thế nên khi đã có ý định, nhu cầu cho bản thân thì bản thân khách hàng phải nắm lấy,

nếu cứ để số tiền vốn của bản thân. Việc tư vấn gói sản phẩm cho khách hàng tận tình và giải thích kĩ càng sẽ làm mở rộng thêm hoạt động cho vay của sản phẩm

Theo chính sách mới nhất thì chi nhánh cho vay tối đa 80% giá trị của tài sản đảm bảo, giá trị này do CBTD định giá (thường thấp hơn giá trị thị trường). Mặc dù đã có những cố gắng điều chỉnh để phù hợp với giá cả thị trường nhưng các CBTD thường có nhiều áp lực trong thời kì kinh tế khó khăn, lo sợ khách hàng không thể hoàn trả tiền đã vay. Chưa kể việc thiếu xót thông tin, nguồn thông tin hạn chế mà các CBTD thường chỉ cho vay ở mức 50-65% giá trị tài sản đảm bảo để tránh rủi ro, khiến cho số tiền cho vay đối với khách hàng giảm, khiến việc mở rộng dư nợ của chi nhánh trong sản phẩm này tăng chưa được như ý muốn. Nên các CBTD cần phải linh hoạt và theo sát khách hàng, ngoài ra chi nhánh cần phải lập một tổ thông tin về thị trường nhà đất riêng, cung cấp thông tin về nhà đất, định giá nhà đất, môi giới nhà đất…sát với tình hình thực tế. Chi nhánh có thể tiến hành tham khảo ý kiến của các ngân hàng trên địa bàn để có thể liên kết lại thành một nhóm để giúp việc định giá TSCĐ được xác thực hơn để khảo sát chính xác mà cho vay với một mức cao hơn để có thể tối ưu lợi nhuận cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo được sự an toàn lẫn đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Liên kết với các công ty xây dựng: Hiện nay các dự án xây dựng nhà ở, khu chung cư cho người có mức thu nhập thấp lẫn các căn hộ cao cấp dành cho giới thượng lưu được khởi công ở thành phố Đà Nẵng rất nhiều. Việc chi nhánh Bắc Đà Nẵng có thể kí hợp đồng liên kết với các công ty trên sẽ đem lại lợi ích cho cả công ty xây dựng, chi nhánh ngân hàng lẫn khách hàng. Nếu khách hàng đang có nhu cầu mua đất hoặc mua nhà, căn hộ tại các dự án của các công ty trên mà chưa có đủ vốn thì công ty xây dựng có thể đến chi nhánh thông qua sự giới thiệu. Khách hàng được giới thiệu sang chi nhánh là đối tác của công ty xây dựng thì sẽ tiết kiệm được thời gian hơn lẫn ngoài ra có thể có các ưu đãi riêng dành cho đối tác sử dụng dịch vụ chung. Ngân hàng thì thu hút thêm khách hàng, công ty xây dựng thì bán được thêm các dự án với thanh khoản tốt mà không phải gặp nhiều khó khăn. Điều này giúp cho chi nhánh mở rộng được quy mô sản phẩm.

3.2.3. Cải thiện tỷ lệ nợ xấu trong cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở

3.2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp cải thiện tỷ lệ nợ xấu

Nguồn khách hàng từ hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa vẫn còn tồn tại khách hàng có độ tin cậy chưa cao, khả năng tài chính không ổn định dẫn đến việc trả nợ không đúng hạn như đối tượng khách hàng không phải là cán bộ - công nhân viên

3.2.3.2. Cách thức thực hiện

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chi nhánh Bác Đà Nẵng cũng đã noi theo thông tư từ ngân hàng nhà nước mà đã hết lòng hỗ trợ giúp đỡ cho khách hàng gặp khó khăn trong đại dịch. Ngoài ra thì CBTD sẽ cân nhắc kĩ hơn về triển vọng của các ngành nghề trong thị trường kinh tế đổi mới liên tục để có thể đưa ra các gói vay phù hợp để tránh việc nợ xấu trong tương lai cho chi nhánh, ngoài ra việc giảm nợ xấu cho nhóm đối tượng không phải là nhân viên cán bộ cũng là thúc đẩy việc tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng trong nhóm này, còn có nhiều ngành nghề đang phát triển nên các CBTD phải nhanh nhạy nắm bắt lấy cơ hội để có thể khai thác thêm. Ngoài ra thì CBTD cũng tích cực phối hợp với các phòng ban khác để có thể thẩm định tốt hơn thay vì một mình xử lí tất cả thông tin để có thể giảm rủi ro xảy đến.

3.2.4. Cải thiện sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở

3.2.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp cải thiện sản phẩm

Nhiều đối thủ là các ngân hàng khác trong khu vực hoạt động của chi nhánh, các đối thủ ngân hàng khác thường sẽ có các gói vay cạnh tranh với chi nhánh

3.2.4.2. Cách thức thực hiện.

Đầu tiên là phải suy nghĩ đưa ra một gói vay sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa một cách khác biệt, đổi mới so với các sản phẩm trên thị trường ngân hàng. Một gói vay có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng để người tiêu dùng có thể lựa chọn phù hợp với bản thân nhất. Phải luôn cập nhật thông tin, sửa đổi gói sản phẩm theo tình hình chung của thị trường. Chi nhánh cần phải linh hoạt giá trị gói vay của mình chứ không nên thiếu linh hoạt trong việc chỉ có ít lựa chọn cho các khách hàng. Bản thân chi nhánh phải am hiểu chi tiết hơn về từng phân khúc khách hàng, nắm được rủi ro của từng nhóm, năng lực chi trả để có thể đưa ra một cách định giá sáng tạo, mềm dẻo tạo lợi thế so với các đối thủ.

3.2.5. Cải thiện việc marketing trong cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở

3.2.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp cải thiện marketing.

Việc marketing của chi nhánh còn ít và thiếu tính phổ biến.

3.2.5.2. Cách thức thực hiện

Chi nhánh có vị trí địa lí thuận lợi, là 1 trong 3 thành phố trọng điểm của cả nước, thành phố đáng sống thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư vào thị trường nhà đất. Chi nhánh còn thụ động trong việc chủ động thu hút và tìm kiếm khách hàng mà chủ yếu là để khách hàng liên lạc trước tiên, bởi vì có lẽ một phần vì là một ngân hàng có uy tín sẵn có nên còn chưa thực sự để ý đến mảng này. Vậy chi nhánh cần có các băng rôn quảng cáo về hoạt động cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà tại trụ sở chi nhánh lẫn các tuyến đường trọng điểm, các nút giao thông chính của thành phố. Chủ động cử CBTD đến các địa điểm đông khách hàng tiềm năng như các trường đại học với hàng nghìn sinh viên, hoặc các khu công nghiệp, nhà máy để quảng bá các gói vay thích hợp, bởi vì thu nhập của các nhóm đối tượng trên là chưa cao trong tình hình sốt đất hiện nay nên chi nhánh phải nắm bắt cơ hội này. Ngoài ra việc tạo dựng cho mình một trang về chi nhánh trên các phương tiện mạng xã hội để có thể tiếp cận gần hơn với các khách hàng trẻ tiềm năng đang có mong ước sở hữu cho mình một mái ấm chỉn chu, hoàn thiện. Tích cực chạy quảng

cáo trên các nền tảng mạng xã hội, bởi vì đây là xu hướng toàn cầu hiện nay, các quảng cáo trên tivi truyền thống đã trở nên lỗi thời, khó tiếp cận đước các khách hàng tiềm năng hơn. Việc có trong tay trang mạng xã hội đại diện cho chi nhánh cũng có thể giúp cho việc tư vấn lẫn chăm sóc khách hàng sau khi vay trở nên thuận tiện hơn và nhờ đó mà khách hàng cũng có thể chia sẻ các thông tin đến cho người thân và gia đình của họ. Cuối cùng là chi nhánh cũng nên sơn sửa lại chi nhánh, tạo nét tươi mới, thiết kế công trình sao cho thuận tiện và hiện đại hơn để có thể thu hút được các khách hàng tiềm năng.

3.2.6. Cải thiện chất lượng cán bộ tín dụng trong cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở

3.2.6.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Chất lượng CBTD cần phải nâng cao theo thời đại, thời thế của thị trường để không bị bỏ lại để có thể nắm bắt được các thông tin mới nhất lẫn áp dụng công nghệ trong công việc.

3.2.6.2. Cách thức thực hiện.

Trước tiên chi nhánh phải có chính sách thu hút nhân tài: Hiện nay đội ngũ CBTD tại chi nhánh còn mỏng, mỗi cá nhân CBTD phải làm cả một quy trình là nên đôi khi không đảm bảo chất lượng nên chi nhánh muốn mở rộng loại hình cho vy này thì cũng xem xét tuyển dụng thu hút những CBTD mới vào làm việc nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Cần phải xây dựng hệ thống tuyển dụng với mức lương thưởng, phúc lợi xứng đáng với năng lực. Việc tuyển dụng cần phải công bằng, tiêu chuẩn phải có đạo đức, tư cách tốt (liêm khiết, trung thực, tự tin), tiêu chuẩn chuyên môn (học vấn, trình độ, kỹ năng máy tính), tiêu chuẩn thể chất (sức khỏe, hình thức, chiều cao).

Môi trường làm việc phải được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại, các cách phối hợp giữa các phòng ban phải tích cực, chuyên nghiệp, minh bịch. Làm việc trong một môi trường có người lãnh đạo sáng suốt, thấu hiểu, không thiên vị sẽ khiến CBTD hài lòng và cống hiến với tinh thần cao, thái độ tốt.

Cơ hội phát triển, thăng tiến rõ ràng trong ngân hàng. Mức độ để đạt được phải rõ ràng, các kĩ năng cần thiết để có thể được đề bạt thăng chức đối với các CBTD để các nhân viên có thể nhìn vào mà phấn đấu hết mình, đạt hiệu quả cao nhất. Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau phát triển.

Ngoài việc tuyển dụng thì chi nhánh cũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD của chi nhánh. Đầu tiên là phải có các buổi họp nâng tầm tư tưởng, tư cách và đạo đức của các CBTD, các biện pháp chủ động tích cực để có thể tránh việc các CBTD bị cám dỗ bởi tiền bạc mà đánh mất đi đạo đức của một nhân viên chi nhánh, vừa làm ảnh hưởng đến bản thân mà còn thất thoát vốn của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của chi nhánh. Đối với nhũng ai vi phạm thì phải xử lí nghiêm khắc để làm gương, còn những ai có đức tính tốt, có tâm trong công việc và đem lại hiệu quả kinh doanh thì sẽ được khen thường.

Chi nhánh cần thiết kế các chương trình đào tạo các kĩ năng cho các CBTD để có thể cải thiện hiệu suất công việc. Đánh giá điểm mạnh yếu của từng cá nhân mà thiết kế chương trình phù hợp mà không tốn kém nhiều chi phí. Thời lượng đào tạo phù hợp không ảnh hưởng đến hoạt đông chung của chi nhánh lẫn các kế hoạch riêng của CBTD tạo sự thoải mái hết sức. Hiện nay với sự phổ biến của công nghệ thông tin, có thể đào tạo trực tiếp thông qua các ứng dụng gọi như Zoom, Google Meet hay Teams, nếu bận rộn sẽ có video ghi lại buổi họp, buổi đào tạo ngày đó để CBTD có thể xem lại sau và thực hiện các nhiệm vụ, bài tập được giao mà không bị bỏ lại. Tóm lại, công tác đào tạo là không thể không thiếu trong thời đại hội nhập hiện nay. Đào tạo cho CBTD chính là đầu tư cho tương lai của chi nhánh. Các lãnh đạo của chi nhánh cần nhận thức được điều này và quan tâm đến mỗi cá nhân CBTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua những kết quả và hạn chế của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng đã phân tích ở chương 2, thì chương 3 này đã nêu ra các giải pháp để hoàn thiện hơn hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Với mong muốn chi nhánh ngày các phát triển đi lên hơn và tích cực hơn, vượt qua khó khăn trong đại dịch. Để thực hiện được điều này cần sự điều hành, chiến lược sáng suốt của lãnh đạo ngân hàng cũng như nỗ lực, cố gắng trau dồi bản thân của các cán bộ nhân viên chi nhánh Bắc Đà Nẵng.

KẾT LUẬN CHUNG

Thành phố Đà Nẵng đang ngày càng phát triên và văn minh hơn, có nhiều cơ hội và thách thức. Trong đó thị trường tài chính ngày càng phát triển khiến cho hệ thống ngân hàng phải đối mặt với những thức thách mới và phải thích nghi kể cả trong nước lẫn quốc tế. Mỗi ngân hàng cần phải nỗ lực khẳng định mình trong thị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ ở tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH bắc đà NẴNG GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w