- Đoạn kinh này rút ra từ trong kinh tạng Nguyên Thủy, đƣợc ghi vào sách Đƣờng Về Xứ Phật, để xác định cho
TỨ THIỀN LÀ PHÁP ĐỘC NHẤT TRONG KINH BÁT THÀNH
TRONG KINH BÁT THÀNH 3/ TAM THIỀN
“Tam Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt.” Vị ấy vững trú ở đây đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết Bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố...”.
CHÖ GIẢI:
Ở đây các bạn nên lƣu ý đoạn kinh này: “Vị ấy vững trú ở đây đoạn trừ được các lậu hoặc”. Vững trú có nghĩa là giữ gìn tâm ở trong trạng thái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, v.v...
Bất cứ các bạn ở một trong tám trạng thái này, tiếp tục đoạn trừ các lậu hoặc, nếu đoạn trừ xong thì các bạn liền chứng quả A La Hán, chứ không phải còn tu tập pháp môn nào nữa.
THỨ TƢ:
TỨ THIỀN LÀ PHÁP ĐỘC NHẤT TRONG KINH BÁT THÀNH TRONG KINH BÁT THÀNH 4/ TỨ THIỀN
“Tứ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt.” Vị ấy vững trú ở đây đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn
trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết Bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố...”.
CHÖ GIẢI:
Ở đây các bạn nên lƣu ý ở đoạn kinh này: “Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này”. Do tham luyến và hoan hỷ trạng thái pháp này nên lậu hoặc chƣa đoạn trừ đƣợc. Trong trạng thái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, v.v... đều có trạng thái hỷ lạc, khinh an khiến cho hành giả thích thú quên ăn quên ngủ quên tất cả. Do tâm còn ham thích nên lậu hoặc diệt không sạch mặc dù trạng thái khinh an hỷ lạc đó do ly dục và định sanh. Pháp ly dục và định là pháp hữu vi nên các pháp đó đều vô thƣờng chịu sự đoạn diệt. Các bạn hãy đọc lại đoạn kinh này thì rõ: “Tứ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”.
Cho nên các bạn còn ham thích trạng thái của pháp ấy nên lậu hoặc không thể đoạn trừ đƣợc. Chính thích thú trạng thái ấy là lậu hoặc. Khi gặp bất cứ một trạng thái nào dù đúng hay sai các bạn cũng nên xả bỏ thì lậu hoặc mới đoạn trừ tận gốc.
THỨ NĂM: