giải lung tung. Con đƣờng tu giải thoát bế tắc, biến ngƣời tu sĩ Phật Giáo trở thành những vị thầy phù thủy, thầy cúng, thầy bùa, thầy thuốc trị bệnh, trừ tà yểm quỷ, v.v... Kinh Bát Thành chỉ dành riêng cho những bậc giới luật nghiêm túc, tâm không phóng dật, nhƣ trên đã nói, chứ không phải để cho những ngƣời phá giới phạm giới tâm còn phóng dật. Các bạn nhớ kỹ, nhƣ kinh đã dạy: “Nếu có Tỳ Kheo nào tâm không phóng dật”. Xƣa Đức Phật sáu năm tu tập khổ hạnh trong rừng già, Ngài đã sống một đời sống Phạm hạnh chƣa từng có một tu sĩ nào sống đƣợc nhƣ vậy. Vì thế thân tâm Ngài quá thanh tịnh, giới luật quá nghiêm túc. Do đó Ngài trở về với pháp Sơ Thiền độc nhất ly dục ly bất thiện pháp, Ngài thành tựu giải thoát nơi chính pháp môn này. Xin các bạn đọc lại bài Đại Kinh Saccaka thì rõ.
Bây giờ xin các bạn vui lòng đọc lại đoạn kinh Bát Thành trên đây thì hiểu rõ ràng: “Nếu có Tỳ Kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, hay các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, đi đến đoạn trừ, hay pháp an ổn khỏi các ách phược, chưa được chứng đạt được chứng đạt”.
Đọc hết đoạn kinh này, chúng tôi xin nhắc lại, các bạn cần phải lƣu ý câu duy nhất: “Nếu có Tỳ Kheo nào tâm không phóng dật”. Bốn chữ “Tâm không phóng dật” các bạn nên
biết đó là một giai đoạn tu tập sống chết với tâm tham, sân, si của bạn bằng nhiều pháp môn cho đến khi nào tâm thuần phục không phóng dật thì bạn mới dám ôm một pháp độc nhất. Các bạn có hiểu chƣa?
Chúng tôi đƣa bài kinh Bát Thành này ra đây có ba điều rất quan trọng để các bạn cần phải lƣu ý: