hoạt động về hô hấp (phổi) Mạch máu khắp châu thân đang chuyển tải máu đi, máu về. Đó là sự hoạt động về tuần hoàn (tim) gan, bao tử, ruột bộ óc và các tế bào đều đang hoạt động trong thân. Tất cả những sự hoạt động đó gọi là thân hành nội.
b) Thân hành ngoại gồm có: Đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, duỗi chân, nói nín, cúi, gật, v.v... duỗi chân, nói nín, cúi, gật, v.v...
Cho nên sử dụng thân hành nội cũng nhƣ thân hành ngoại chỉ tu tập cho tâm đƣợc tỉnh thức mà thôi, chứ nó không phải thiền định gì cả. Nếu lấy hơi thở nhập định đƣợc thì đi kinh hành cũng nhập định đƣợc, hay làm tất cả các công việc cũng đều nhập định đƣợc sao? Điều này không thể xảy ra đƣợc. Do hiểu rõ điều này nên chúng tôi khẳng định: Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông và tất cả các loại thiền định ức chế tâm đều không nhập chánh định đƣợc, chỉ nhập vào tƣởng định, định điên khùng rối loạn thần kinh.
Tóm lại hơi thở ra, vô chỉ là một thân hành trong nhiều thân hành. Vì trong thân có rất nhiều hành động mà Đạo Phật lấy đó làm niệm để tu tập tỉnh thức gọi là Thân Hành Niệm. Ngƣời tu nƣơng vào thân hành niệm là mục đích để tu tập tỉnh giác mà thôi. Đừng nghĩ rằng: quán niệm hơi thở theo Sổ Tức Quán của Đại Thừa hay Lục Diệu Pháp môn của Ngài Trí Khải Đại Sƣ (sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh), tu tập nhƣ vậy là để nhập định. Đó là quan niệm sai lầm, không đúng pháp môn của Phật dạy.
Sao các Tổ tự đặt ra nhiều pháp môn quá vậy để làm gì trong khi mọi ngƣời tu tập chỉ tìm cầu sự thoát khổ: sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, chứ không cầu thần thông, không cầu vãng sanh Cực lạc, không cầu Phật tánh, bản thể chân nhƣ vô phân biệt? Chính vì các Tổ sản sinh
thần quyền và thêu dệt thần thông huyễn hoặc quá nhiều. Các Tổ dựa vào hơi thở Yoga sinh ra lắm thiền định, khiến ngƣời tu hành điên đảo chẳng biết tu pháp nào, họ nhƣ lọt vào rừng hơi thở.