Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu 547 hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 36)

- Xem xét các sự kiện sau ngày lập Báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - VSA 560 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán”, thì có hai loại sự kiện cần quan tâm là:

* Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC đòi hỏi phải điều chỉnh BCTC * Các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải công bố

trên thuyết minh BCTC

- Xem xét giả định hoạt động liên tục

Nếu xuất hiện các nghi ngờ rằng giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng, chứng minh hoặc xóa tan nghi ngờ. Đồng thời, KTV phải yêu cầu BGĐ của đơn vị giải trình về giả định hoạt động liên tục.

- Tổng hợp kết quả lập BCKT và thư quản lý

KTV thực hiện tổng hợp kết quả kiểm toán làm cơ sở đưa ra ý kiến về các khoản vay cũng như đưa ra ý kiến kiểm toán về tổng thể BCTC. Sau khi tổng hợp được kết quả kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thống nhất với khách hàng, lập dự thảo BCKT và và thư quản lý. Các bản dự thảo này sẽ được cấp trên trong đơn vị kiểm toán soát xét trước khi phát hành BCKT.

- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi sau kiểm toán

Việc thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của Kiểm toán viên có được

phản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không. Đưa ra giải pháp

của đơn vị đối với những vấn đề tồn tại mà Kiểm toán viên phát hiện. Xem xét các sai

sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lý không và mức độ ảnh

hưởng đến Báo cáo tài chính cuối niên độ (nếu có).

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn em đã trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến quy trình kiểm toán các khoản vay bao gồm: mục tiêu; căn cứ; sai sót cũng như lý luận chung về quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Những nội dung trình bày ở trên chỉ là những nội dung cơ bản mang tính chất lý luận. Trong thực tế, kiểm toán viên có thể có sự điều chỉnh các bước công việc thực hiện cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ các chuẩn mực cũng như là các quy định hiện hành. Chương 1 là nền tảng về mặt lý thuyết để nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán các khoản vay do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hãng kiểm toán

AASC

Các thông tin chung về Công ty

Tên Công ty: Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Tên giao dịch quốc tế: AASC Auditing Firm Company Limited (AASC.,Ltd)

i⅛asc

Logo Công ty: ∖I

Trụ sở chính: Số 1 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04) 3824 1990 - Fax: (04) 3825 3973 Email: webmaster@aasc.com.vn & aaschn@hn.vnn.vn

Website: www.aasc.com.vn

Các giai đoạn phát triển của Công ty

- Giai đoạn 1: từ 01/04/1991 đến tháng 08/1993

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC tiền thân là Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc bộ Tài chính được thành ngày 13 tháng 5 năm 1991 theo Quyết Định số 164 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên ban đầu là Công ty Dịch vụ Kế toán, tên giao dịch tiếng anh là Accounting Service Company - ASC. Ngày 14 tháng 9 năm 1991 Công ty ASC chính thức hoạt động.

- Giai đoạn 2: từ 14/09/1993 đến tháng 08/2007

Vào năm 1993, nhận thấy sự cần thiết của kiểm toán độc lập tại Việt Nam và sự lớn mạnh về đội ngũ và trình độ năng lực của các nhân viên, ngày 14 tháng 9 năm 1993 Bộ trưởng Bộ tài Chính đã ban hành Quyết định số 639/TC/QĐ/TCCB, cho phép Công ty Dịch vụ Kế toán triển khai thêm lĩnh vực dịch vụ kiểm toán và đổi tên thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC).

28

Để đáp ứng nhu cầu về kế toán và kiểm toán đang phát triển mạnh mẽ, công ty đã thành lập thêm văn phòng đại diện sau đó nâng cấp lên thành chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Tháng 4/2005, AASC chính thức trở thành thành viên Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Tháng 7/2005, AASC chính thức gia nhập tổ chức kế toán và kiểm toán quốc tế INPACT và trở thành đại diện cho INPACT quốc tế tại Việt Nam.

- Giai đoạn 3: từ tháng 09/2007 đến nay

Thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 2007, AASC đã chuyển đổi thành công từ Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tài chính thành Công ty TNHH có 02 thành viên trở lên và là một trong 05 đơn vị kiểm toán hoạt động tại Việt Nam có doanh thu hằng năm, có hệ thống khách hàng, có số lượng Kiểm toán viên và nhân viên lớn nhất hiện nay.

Năm 2011, AASC đã chính thức trở thành thành viên của HLB quốc tế. Đến thời điểm hiện tại, HLB vẫn là một thương hiệu vững chắc cho nền tảng dịch vụ mà AASC đang cung cấp và hứa hẹn là một hướng đi đúng đắn cho công ty trong tương lai. Năm 2013, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đổi tên thành Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, công bố biểu tượng Logo mới và ra mắt Công ty TNHH Tư vấn AASC và Cộng sự (ACG).

Sau 28 năm hoạt động và phát triển bền vững, Hãng kiểm toán AASC đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế, dịch vụ đào tạo kế toán, bồi dưỡng kế toán trưởng... Cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt cho các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Hãng kiểm toánAASC AASC

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

- Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất, có chức năng quyết định phương hướng phát triển của công ty, thông qua BCTC hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận, cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

- Ban kiểm soát: kiểm soát các hoạt động, phát hiện những sai sót và điểm yếu trong tổ chức, vận hành của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐTV.

- Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành và có quyền ra quyết định điều hành công ty được quy định trong Điều lệ công ty. Phó Tổng giám đốc thực hiện chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các chi nhánh và các phòng ban, đưa ra các kiến nghị hỗ trợ Tổng giám đốc.

- Ban thư ký: hỗ trợ và giúp việc cho Tổng giám đốc, tổng hợp và phát hành các bản tin cập nhật quy định mới và bản tin nội bộ của công ty.

- Bộ phận kế toán: hạch toán kế toán, lập Báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động, tình hình tài chính với HĐTV và BGĐ.

- Phòng Tổng hợp: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức của công ty; tổ chức và quản lý nhân sự; bảo vệ tài sản; quản lý công văn, hồ sơ, tài liệu,...

- Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo: kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, phụ trách công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Phòng kiểm toán 1, 2, 3, 5, 6, 7 và phòng kiểm toán Báo cáo tài chính: chủ

yếu thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính.

- Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài: phụ trách các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các dự án do các Tổ chức quốc tế hỗ trợ.

- Phòng kiểm toán Xây dựng cơ bản: phụ trách về kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Phòng kiểm toán dự án: kiểm toán các công trình, dự án đầu tư của quốc gia, các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương.

- Phòng thẩm định giá: cung cấp các dịch vụ thẩm định giá trị tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa.

30

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

(Nguồn aasc.com.vn)

Chỉ tiêu 2019 2018 2017

Tổng Doanh thu 236,639,590,389

222,116,647,693 2203,768,763,37

2.1.2.2. về đội ngũ nhân viên

Để hoạt động thành công và hiệu quả, AASC luôn coi trọng vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên. Hiện nay, AASC có đội ngũ bao gồm hơn 400 nhân viên, trong đó có 91 Kiểm toán viên quốc gia, 04 Kiểm toán viên có chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh, 01 CPA Úc, 01 CPA Mỹ, 02 CIMA, 28 Thẩm định viên quốc gia về giá, 50 chuyên gia có chứng chỉ tư vấn thủ tục về Thuế và hàng trăm cộng tác viên khác.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

2.1.3.1. Các dịch vụ mà Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC cung cấp

Hiện nay, các dịch vụ mà AASC cung cấp bao gồm:

- Dịch vụ Kiểm toán và đảm bảo: kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;

- Dịch vụ Kế toán: ghi sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính, lập Báo cáo quyết toán

dự án và các báo cáo tư vấn khác; xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ

chức công tác kế toán; chuyển đổi báo cáo sang IFRS và tư vấn kế toán;

- Dịch vụ Tư vấn: tư vấn tài chính, kế toán, thuế; tư vấn quản trị doanh nghiệp;

- Dịch vụ Định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa: thẩm định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp, giám định tài chính, kế toán;

- Dịch vụ Đào tạo: bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế.

- Trong đó, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động chủ yếu của công ty, là thế mạnh làm nên thương hiệu AASC. Hàng năm, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của AASC có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng.

Trần Thị Thư Lớp: K19KTE

2.1.3.2. Mạng lưới khách hàng

Với bề dày hoạt động và phát triển, AASC có mạng lưới khách hàng đông đảo trên khắp cả nước, thuộc mọi loại hình và hoạt động trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Hiện nay công ty đã và đang cung cấp dịch vụ cho gần 2000 khách hàng. Bên cạnh việc duy trì các khách hàng cũ, công ty cũng chú trọng khai thác khách hàng tiềm năng và gửi các đơn chào hàng. Với uy tín, chất lượng và kinh nghiệm, mặc dù trên thị trường hiện nay số lượng các công ty kiểm toán đang tăng nhanh và môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thị trường của công ty vẫn không ngừng được mở rộng.

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC trong những năm gần đây

Tình hình kinh doanh của Công ty trong 03 năm được thể hiện qua bảng 2.2 Kết quả kinh doanh từ năm 2017-2019 sau đây:

Chi phí 232,971,426,031 217,293,126,676 8200,527,620,65

Lợi nhuận sau thuế 6,445,351,014 9 5,856,585,54 3,201,743,003

Các khoản thuế phải nộp NSNN 27,514,257,61 0 24,837,672,115 20,066,110,259 Tình hình trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp 8,097,002,198 7,028,758,39 6 6,040,925,087

33

Ta thấy, Doanh thu của công ty năm 2019 tăng khoảng 14 tỷ đồng so với năm 2018 (thấp hơn mức tăng doanh thu 19 tỷ đồng năm 2018 so với năm 2019). Doanh thu trong năm 2019 tăng chậm hơn so với năm 2018 là do trong năm 2019, doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng giảm khoảng 36.4% so với 2018. Chi phí chủ yếu của công ty là chi phí tiền lương, chi phí này tăng trong năm 2019 do số lượng nhân viên trung bình năm tăng. Bên cạnh đó, kiểm toán là nghề chứa đựng rủi ro, đặc biệt luôn có rủi ro tiềm tàng. Vì vậy, hàng năm công ty luôn trích lập một phần lợi nhuận vào Quỹ Dự phòng rủi ro nghề nghiệp và số trích lập tùy thuộc vào doanh thu từng năm.

Theo xếp hạng của Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA), hiện nay AASC là Công ty Kiểm toán xếp thứ năm về tổng doanh thu. Đặc biệt, AASC là một trong những đơn vị dẫn đầu về Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam.

2.1.4. Đặc điểm chung về quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công tyTNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện

Phương pháp tiếp cận khi đi vào kiểm toán Báo cáo tài chính mà AASC áp dụng là phương pháp tiếp cận theo khoản mục kết hợp với chu trình kinh doanh. Việc phân công theo phương pháp này tránh được sự trùng lắp công việc giữa các thành viên đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm toán. Tại AASC không sử dụng phần mềm kiểm toán mà sử dụng ứng dụng Microsoft Sharepoint Workspace để trao đổi thông tin giữa nhóm kiểm toán và các thành viên ban lãnh đạo phụ trách cuộc kiểm toán. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập một Group làm việc bao gồm các thành viên tham gia cuộc kiểm toán. Group này là nơi lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán và đồng thời là nơi thảo luận về các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu Kiểm toán viên thu thập, phân loại, lập,... sử dụng và lưu trữ. Việc lưu trữ các bằng chứng thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên. Chứng minh cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc

Đánh giá chấp nhận khách hàng mới

Đánh giá duy trì khách hàng hiện tại Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể Thu thập thông tin cơ sở

Đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiếm toán

34

chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận). Đồng thời cũng giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán một cách rõ ràng, hệ thống; trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán; trợ giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán của năm sau.

Khi hoàn tất công việc kiểm toán, các tài liệu kiểm toán (GLV và bằng chứng kiểm toán) được in ra và lưu trong hồ sơ kiểm toán năm. GLV là bản ghi chép của người thực hiện kiểm toán phản ánh thông tin về kế hoạch, nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, đồng thời ghi lại kết quả của các công việc đã thực hiện và các kết luận kiểm toán. GLV chứng minh công việc đã thực hiện theo đúng kế hoạch, chương trình kiểm toán đã đề ra; bằng chứng đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được thực hiện theo VSAs và ISAs được thừa nhận đồng thời là cơ sở hình thành ý kiến của KTV về BCTC được kiểm toán.

Tùy vào từng hợp đồng kiểm toán, Công ty sẽ xây dựng chương trình kiểm toán

phù hợp với từng khách hàng. Nhưng nhìn chung một cuộc kiểm toán BCTC do

Công ty

TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện được triển khai trong sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm

toán BCTC tại AASC dưới đây:

Một phần của tài liệu 547 hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w