* Nguyên nhân từ phía nhà nước
Tại Việt Nam kiểm toán độc lập là một ngành mới ra đời nên còn non trẻ, do đó pháp luật còn chưa chặt chẽ và còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhiều văn bản hướng dẫn của các ngành còn chưa cụ thể, rõ ràng nên trong quá trình kiểm toán chưa có sự thống nhất giữa đoàn kiểm toán với đơn vị được kiểm toán dẫn đến cần phải trưng cầu ý kiến của các chuyên gia thuộc các bộ, ngành có liên quan để đưa ra kết luận, kiến nghị cuối cùng.
* Nguyên nhân từ phía hiệp hội nghề nghiệp
Ngoài ra, kiểm toán đang còn thực hiện theo kiểu khái niệm, thiếu khoa học. Hiệp hội nghề nghiệp chưa hoạt động thực sự có hiệu quả. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán còn chưa thường xuyên, pháp lý chưa nghiêm. Xã hội nhìn nhận chưa đúng về kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán vẫn có những dấu hiệu của tiêu cực hoặc thông đồng giữa kiểm toán viên và đơn vị khách hàng.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
Việc cố gắng che giấu để thực hiện các hành vi gian lận tinh vi hay tạo áp lực cũng gây nhiều khó khăn cho các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán.
77
* Nguyên nhân từ phía Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Công ty chưa có nhiều chính sách nhân sự phù hợp về đãi ngộ, chế độ khen thưởng chưa mang tính động viên đối với các nhân viên. Đồng thời khối lượng công việc đặc biệt trong mùa kiểm toán tương đối lớn đối với các nhóm Kiểm toán, Công ty cũng chưa phân job phù hợp cho các nhóm kiểm toán khi có nhóm hay làm job lớn, nhưng có nhóm làm toàn job bình thường và nhỏ. Do vậy số lượng nhân viên liên tục thay đổi, không ổn định.
* Nguyên nhân từ phía Kiểm toán viên
Do ý chí chủ quan của kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán. Mặc dù chương trình kiểm toán đã được xây dựng khá chi tiết và khoa học nhưng trong quá trình kiểm toán tùy vào điều kiện từng đơn vị khách hàng mà kiểm toán viên thêm bớt một số thủ tục hoặc thực hiện lồng ghép các thủ tục với nhau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày khái quát về Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC cũng như thực trạng về quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và thực trạng quy trình kiểm toán các khoản vay áp dụng tại khách hàng ABC nói riêng. Thông qua thực trạng kiểm toán cho thấy những ưu điểm cũng như vẫn còn tồn tại những hạn chế đối với quy trình kiểm toán các khoản vay. Qua việc nêu ra những hạn chế đã làm cơ sở cho việc đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay. Và điều này được tìm hiểu rõ hơn trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên
Tại AASC, luôn chú trọng đến yếu tố con người. Phòng Kiểm soát Chất lượng và Đào tạo trong công ty có chức năng xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát đối với các kế hoạch đào tạo. Nội dung đào tạo chủ yếu liên quan đến việc cập nhật các quy định liên quan đến kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính và lĩnh vực khác. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ , đảm bảo cho khách hàng được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng mà còn đảm bảo uy tín của AASC với khách hàng.
- Duy trì và phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng
Với hơn 2000 khách hàng hiện tại, AASC vẫn đang tích cực mở rộng thị trường nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng, và thực hiện duy trì hợp đồng đối với khách hàng cũ. Để làm được điều đó, AASC luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, lắng nghe ý kiến của khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ, cũng như quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu đối với khách hàng.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay tại Côngty TNHH Hãng kiểm toán AASC ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
- Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính trong xu thế hội nhập hiện nay
Tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán còn hạn chế trên cả góc độ lý luận và thực tế, đòi hỏi phải có quá trình tự hoàn thiện để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đặc biệt trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế như hiện nay, việc nâng cao kết chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập là thật sự cần thiết. Mặc dù ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam còn non trẻ, nhưng đã có những tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, việc hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới còn đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với chất lượng hoạt động kiểm toán. Qua đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán có ý nghĩa thật sự
79
quan trọng không chỉ giúp các công ty kiểm toán tồn tại mà còn khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.
- Xuất phát từ hạn chế trong quy trình kiểm toán các khoản vay tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Đối với hầu hết các doanh nghiệp thì các khoản vay có vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn cho họat động sản xuất kinh doanh. Kiểm toán các khoản vay không chỉ quan tâm đến việc các khoản vay có được ghi nhận đầy đủ và thuộc nghĩa vụ thanh toán của đơn vị hay không, mà còn quan tâm đến việc thực hiện các khoản vay, đánh giá sự phù hợp của các khoản vay đối với tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá hiệu quả của phương án thực hiện... Trên thực tế các khoản vay còn được các bên cho vay theo dõi, tuy nhiên chính điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho các cho các bên thực hiện hành vi gian lận. Từ thực trạng quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện ta có thể thấy vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế, vì vậy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC tại AASC là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoảnvay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện
Đứng trước những đòi hỏi vô cùng cần thiết, bên cạnh sự nỗ lực của Nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp thì chính bản thân doanh nghiệp kiểm toán phải có sự cải tiến, thay đổi và tự hoàn thiện để đảm bảo cho khách hàng được cung cấp các dịch vụ chuyên môn có chất lượng. Qua quá trình thực tập tại AASC, em có cơ hội được tiếp cận thực tế quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính, vì vậy em xin được đề xuất một số kiến nghị như sau:
3.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Thứ nhất, về tìm hiểu và đánh giá KSNB của khách hàng
Không chỉ riêng tại AASC mà nhiều doanh nghiệp kiểm toán khác vẫn đang vẫn còn chưa chú trọng đến việc đánh giá KSNB của khách hàng. Việc đánh giá KSNB vô cùng quan trọng vì qua đó KTV xác định được các rủi ro hệ thống. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả khi thực hiện tìm hiểu và đánh giá KSNB tại khách
Các khoản mục trên BCTCi
Mô tả cách xác định mức trọng yếu cho khoản mục và nêu lý do
áp dụng mức trọng yếu này Đánh giá ban đầu (lập kế hoạch) Ghi chú (1) (2) ~ (3) (5) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền
Ví dụ: 50% mức trọng yếu tổng
thể [1]
2. Phải thu khách hàng Ví dụ: 60% mức trọng yếu tổng
thể [2]
3. HTK
hàng KTV nên mở rộng các kỹ thuật thu thập bằng chứng, kết hợp các kỹ thuật phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát... để thu thập về các thông tin, đặc biệt các thông tin quan trọng cần được nhấn mạnh trên các giấy tờ làm việc. Ngoài ra việc thiết kế bảng câu hỏi cũng phải dựa trên sự hiểu biết của KTV về đặc điểm của đơn vị, tránh trường hợp bảng câu hỏi được thiết kế sẵn nhưng KTV lại không thực hiện điều chỉnh. Bên cạnh đó KTV nên sử dụng thêm các bản tường thuật hay lưu đồ để mô tả KSNB qua đó phát hiện những mặt hạn chế.
Bảng tường thuật: Là mô tả bằng văn bản về KSNB của khách hàng trong đó trình
bày những vấn đề sau: Sự chuyển giao chứng từ ví dụ lưu giữ và hủy bỏ chứng từ... đều được trình bày và nguồn gốc chứng từ đi từ bộ phận nào đến từ bộ phận nào.
Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và hoạt động kiểm soát
liên quan đến KH bằng những ký hiệu đã quy định.
KTV có thể vẽ lưu đồ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, có sự kết nối giữa các bộ phận trong công ty. Nhờ có lưu đồ, KTV có cách nhìn khái quát. Thông qua lưu đồ, KTV hình dung ra cách luân chuyển chứng từ và dễ dàng nhìn những sai sót về việc tổ chức chứng từ, từ đó KTV có thể xây dựng bảng câu hỏi dễ hơn về KSNB.
- Thứ hai, về xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục
Đối với mỗi khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được chấp nhận đối với khoản mục đó. Việc xác định mức trọng yếu cho các khoản mục phải dựa vào chính sách của từng công ty, dựa trên đánh giá của KTV về khả năng xảy ra sai sót đối với khoản mục... Điều này chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc xét đoán chuyên môn của KTV.
Trần Thị Thư Lớp: K19KTE
Bảng 3.1: Mầu xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục theo CTKTM VACPA 2019
4. Vay và nợ thuê tài chính
Hoặc sử dụng công thức:
A
MP = π " ■ X ElCl
∑ BiCi
Trong đó:
- MP : Mức trọng yếu kế hoạch cho khoản mục cần phân bổ - A : Mức trọng yếu kế hoạch cho cả BCTC
- B1: Số dư khoản mục cần phân bổ trên BCTC - C1: Hệ số phân bổ cho chỉ tiêu cần phân bổ - Bi: Số dư từng khoản mục i trên BCTC - Ci: Hệ số phân bổ cho các chỉ tiêu i
Các khoản mục trên BCĐKT sẽ được chia theo hệ số 1,2,3. Nhóm khoản mục gắn với hệ số 1 là các khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, nhóm khoản mục gắn với hệ số 2 là các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi
82
ro kiểm soát là trung bình và thấp, nhóm khoản mục gắn với hệ số 3 là các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp.
Ví dụ theo đánh giá rủi ro tiềm tàng là trung bình và rủi ro kiểm soát là thấp đối với các khoản vay ở công ty ABC vì vậy khoản vay này được xếp vào nhóm hệ số 2. Mức trọng yếu được xác định cho khoản mục vay như sau:
847.757.204
= ———-——— X 57.230.647.060 X 2 = 274.766.354 353.156.000.323
Vậy mức trọng yếu được xác định cho khoản mục vay là tại công ty ABC là 274.766.354 VND
3.3.2. Giai đoạn kiểm toán.
- Thứ nhất, về thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV cần thực hiện các thử nghiệp kiểm soát ở cấp độ cao hơn nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng về thiết kế và vận hành đối với các kiểm soát trong việc thực hiện quy trình huy động vốn vay và hoàn trả. KTV có thể sử dụng các kỹ thuật kiểm toán như kiểm tra tài liệu, phỏng vấn các nhân viên có liên quan, kiểm tra các dấu vết về sự phê duyệt còn lưu lại trên các hồ sơ tài liệu... Đối với các khoản vay, các thử nghiệm kiểm soát cần phải đánh giá được các kiểm soát từ khi hình thành và kết thúc khoản vay. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ở mức độ cao hơn sẽ nhằm phát hiện ra những sai sót mang tính hệ thống, qua đó giúp KTV xác định được nên mở rộng hoặc thu hẹp các thử nghiệm cơ bản.
- Thứ hai, về thủ tục phân tích.
Ngoài việc sử dụng kỹ thuật phân tích xu hướng, KTV nên thực hiện các thủ tục phân tích dọc, so sánh các chỉ số hoạt động của kỳ này so với kỳ trước, của đơn vị so với đối thủ cạnh tranh hay với chỉ số bình quân ngành. Đồng thời không chỉ thực hiện so sánh các thông tin tài chính với nhau, mà KTV còn phải so sánh cả thông tin tài chính và phi tài chính để đánh giá mức độ phù hợp giữa các thông tin. Nhóm chỉ số thường được sử dụng để so sánh:
τ v x Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay
Sức sinh lời của nguồn von = —---—ị---ụ----7———---
Tong UgUOU von bình quân
. ι ι „ Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = —---'---——— , ---
" Chi phí lãi vay
,, 1 Nợ dài hạn
Tong nợ dài hạn trên von chủ sở hữu = —7————
■ ■ Von chu sơ hữu
ʌ, , . Nợ dài hạn
Tong nợ trên tong tài sản = —7—
Tong tài sản
- Thứ ba, về thủ tục kiểm tra chi tiết
về việc gửi thư xác nhận: Đối với việc gửi thư xác nhận về số dư của các khoản vay đầu kỳ, thì KTV phải là người trực tiếp gửi thư và nhận thư, tránh trường hợp có sự tham gia của khách hàng, tác động đến kết quả của thư xác nhận độc lập.
Về kiểm tra chi tiết các chứng từ chứng minh cho các khoản vay: Ngoài việc xem xét về mặt hình thức của các khoản vay như hợp đồng, chứng từ nhận/trả tiền vay, các phương thức đảm bảo tiền vay và nợ... Thì KTV cần chú trọng đến các bản kế hoạch, bản phê duyệt các đề xuất, kế hoạch hoàn trả... xem xét tình hình thực hiện với đề xuất, các khoản vay có được sử dụng đúng mục đích như trong kế hoạch hay không? Kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản hợp đồng vay/nợ và xác định ảnh hưởng của việc không tuân thủ (nếu có). Đặc biệt đối với các khoản vay bên liên quan cần phải xem xét thận trọng việc ghi chép, phê duyệt, lãi suất áp dụng.
Về phương pháp chọn mẫu: Tại AASC chủ yếu dựa vào định hướng ở thủ tục phân tích để chọn mẫu. Tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật phân tích còn đơn giản có thể gây khó khăn trong việc khoanh vùng mẫu chọn. Việc lựa chọn các mẫu có giá trị lớn kết hợp với sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ giúp KTV tránh được những xét đoán mang tính chủ quan. Các kỹ thuật chọn mẫu bao gồm:
84
+ Chọn mẫu xác suất: là phương pháp chọn mẫu, trong đó các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu và sử dụng lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu bao gồm cả việc định dạng rủi ro lẫy mẫu. Ngày nay, khi công nghệ thông tin được phát triền và ứng dụng rộng rãi thì việc chọn mẫu bằng phương pháp này có