Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 547 hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 97 - 104)

- Thứ nhất, về tìm hiểu và đánh giá KSNB của khách hàng

Không chỉ riêng tại AASC mà nhiều doanh nghiệp kiểm toán khác vẫn đang vẫn còn chưa chú trọng đến việc đánh giá KSNB của khách hàng. Việc đánh giá KSNB vô cùng quan trọng vì qua đó KTV xác định được các rủi ro hệ thống. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả khi thực hiện tìm hiểu và đánh giá KSNB tại khách

Các khoản mục trên BCTCi

Mô tả cách xác định mức trọng yếu cho khoản mục và nêu lý do

áp dụng mức trọng yếu này Đánh giá ban đầu (lập kế hoạch) Ghi chú (1) (2) ~ (3) (5) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Ví dụ: 50% mức trọng yếu tổng

thể [1]

2. Phải thu khách hàng Ví dụ: 60% mức trọng yếu tổng

thể [2]

3. HTK

hàng KTV nên mở rộng các kỹ thuật thu thập bằng chứng, kết hợp các kỹ thuật phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát... để thu thập về các thông tin, đặc biệt các thông tin quan trọng cần được nhấn mạnh trên các giấy tờ làm việc. Ngoài ra việc thiết kế bảng câu hỏi cũng phải dựa trên sự hiểu biết của KTV về đặc điểm của đơn vị, tránh trường hợp bảng câu hỏi được thiết kế sẵn nhưng KTV lại không thực hiện điều chỉnh. Bên cạnh đó KTV nên sử dụng thêm các bản tường thuật hay lưu đồ để mô tả KSNB qua đó phát hiện những mặt hạn chế.

Bảng tường thuật: Là mô tả bằng văn bản về KSNB của khách hàng trong đó trình

bày những vấn đề sau: Sự chuyển giao chứng từ ví dụ lưu giữ và hủy bỏ chứng từ... đều được trình bày và nguồn gốc chứng từ đi từ bộ phận nào đến từ bộ phận nào.

Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và hoạt động kiểm soát

liên quan đến KH bằng những ký hiệu đã quy định.

KTV có thể vẽ lưu đồ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, có sự kết nối giữa các bộ phận trong công ty. Nhờ có lưu đồ, KTV có cách nhìn khái quát. Thông qua lưu đồ, KTV hình dung ra cách luân chuyển chứng từ và dễ dàng nhìn những sai sót về việc tổ chức chứng từ, từ đó KTV có thể xây dựng bảng câu hỏi dễ hơn về KSNB.

- Thứ hai, về xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục

Đối với mỗi khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được chấp nhận đối với khoản mục đó. Việc xác định mức trọng yếu cho các khoản mục phải dựa vào chính sách của từng công ty, dựa trên đánh giá của KTV về khả năng xảy ra sai sót đối với khoản mục... Điều này chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc xét đoán chuyên môn của KTV.

Trần Thị Thư Lớp: K19KTE

Bảng 3.1: Mầu xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục theo CTKTM VACPA 2019

4. Vay và nợ thuê tài chính

Hoặc sử dụng công thức:

A

MP = π " ■ X ElCl

∑ BiCi

Trong đó:

- MP : Mức trọng yếu kế hoạch cho khoản mục cần phân bổ - A : Mức trọng yếu kế hoạch cho cả BCTC

- B1: Số dư khoản mục cần phân bổ trên BCTC - C1: Hệ số phân bổ cho chỉ tiêu cần phân bổ - Bi: Số dư từng khoản mục i trên BCTC - Ci: Hệ số phân bổ cho các chỉ tiêu i

Các khoản mục trên BCĐKT sẽ được chia theo hệ số 1,2,3. Nhóm khoản mục gắn với hệ số 1 là các khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, nhóm khoản mục gắn với hệ số 2 là các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi

82

ro kiểm soát là trung bình và thấp, nhóm khoản mục gắn với hệ số 3 là các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp.

Ví dụ theo đánh giá rủi ro tiềm tàng là trung bình và rủi ro kiểm soát là thấp đối với các khoản vay ở công ty ABC vì vậy khoản vay này được xếp vào nhóm hệ số 2. Mức trọng yếu được xác định cho khoản mục vay như sau:

847.757.204

= ———-——— X 57.230.647.060 X 2 = 274.766.354 353.156.000.323

Vậy mức trọng yếu được xác định cho khoản mục vay là tại công ty ABC là 274.766.354 VND

3.3.2. Giai đoạn kiểm toán.

- Thứ nhất, về thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV cần thực hiện các thử nghiệp kiểm soát ở cấp độ cao hơn nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng về thiết kế và vận hành đối với các kiểm soát trong việc thực hiện quy trình huy động vốn vay và hoàn trả. KTV có thể sử dụng các kỹ thuật kiểm toán như kiểm tra tài liệu, phỏng vấn các nhân viên có liên quan, kiểm tra các dấu vết về sự phê duyệt còn lưu lại trên các hồ sơ tài liệu... Đối với các khoản vay, các thử nghiệm kiểm soát cần phải đánh giá được các kiểm soát từ khi hình thành và kết thúc khoản vay. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ở mức độ cao hơn sẽ nhằm phát hiện ra những sai sót mang tính hệ thống, qua đó giúp KTV xác định được nên mở rộng hoặc thu hẹp các thử nghiệm cơ bản.

- Thứ hai, về thủ tục phân tích.

Ngoài việc sử dụng kỹ thuật phân tích xu hướng, KTV nên thực hiện các thủ tục phân tích dọc, so sánh các chỉ số hoạt động của kỳ này so với kỳ trước, của đơn vị so với đối thủ cạnh tranh hay với chỉ số bình quân ngành. Đồng thời không chỉ thực hiện so sánh các thông tin tài chính với nhau, mà KTV còn phải so sánh cả thông tin tài chính và phi tài chính để đánh giá mức độ phù hợp giữa các thông tin. Nhóm chỉ số thường được sử dụng để so sánh:

τ v x Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay

Sức sinh lời của nguồn von = —---—ị---ụ----7———---

Tong UgUOU von bình quân

. ι ι „ Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = —---'---——— , ---

" Chi phí lãi vay

,, 1 Nợ dài hạn

Tong nợ dài hạn trên von chủ sở hữu = —7————

■ ■ Von chu sơ hữu

ʌ, , . Nợ dài hạn

Tong nợ trên tong tài sản = —7—

Tong tài sản

- Thứ ba, về thủ tục kiểm tra chi tiết

về việc gửi thư xác nhận: Đối với việc gửi thư xác nhận về số dư của các khoản vay đầu kỳ, thì KTV phải là người trực tiếp gửi thư và nhận thư, tránh trường hợp có sự tham gia của khách hàng, tác động đến kết quả của thư xác nhận độc lập.

Về kiểm tra chi tiết các chứng từ chứng minh cho các khoản vay: Ngoài việc xem xét về mặt hình thức của các khoản vay như hợp đồng, chứng từ nhận/trả tiền vay, các phương thức đảm bảo tiền vay và nợ... Thì KTV cần chú trọng đến các bản kế hoạch, bản phê duyệt các đề xuất, kế hoạch hoàn trả... xem xét tình hình thực hiện với đề xuất, các khoản vay có được sử dụng đúng mục đích như trong kế hoạch hay không? Kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản hợp đồng vay/nợ và xác định ảnh hưởng của việc không tuân thủ (nếu có). Đặc biệt đối với các khoản vay bên liên quan cần phải xem xét thận trọng việc ghi chép, phê duyệt, lãi suất áp dụng.

Về phương pháp chọn mẫu: Tại AASC chủ yếu dựa vào định hướng ở thủ tục phân tích để chọn mẫu. Tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật phân tích còn đơn giản có thể gây khó khăn trong việc khoanh vùng mẫu chọn. Việc lựa chọn các mẫu có giá trị lớn kết hợp với sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ giúp KTV tránh được những xét đoán mang tính chủ quan. Các kỹ thuật chọn mẫu bao gồm:

84

+ Chọn mẫu xác suất: là phương pháp chọn mẫu, trong đó các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu và sử dụng lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu bao gồm cả việc định dạng rủi ro lẫy mẫu. Ngày nay, khi công nghệ thông tin được phát triền và ứng dụng rộng rãi thì việc chọn mẫu bằng phương pháp này có nhiều ưu điểm. Trong trường hợp KTV có sử dụng phần mềm chọn mẫu thì công việc này càng trở nên đơn giản và cho độ tin cậy cao hơn và kết quả khách quan hơn. Phương pháp chọn mẫu xác suất bao gồm: chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhóm, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.

Ví dụ về chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Mẫu tổng thế là các nghiệp vụ hạch toán chi phí lãi vay được trích ra từ sổ nhật ký chung đánh số liên tục từ 1 đến 1500, dung lượng mẫu mong muốn là 50. Khoảng cách mẫu sẽ là 1500/50= 30, KTV chọn số ngẫu nhiên từ 1 đến 30 để xác định điểm bắt đầu của mẫu. Giả sử KTV chọn số đầu tiên là nghiệp vụ có thứ tự 15, phần tử tiếp theo sẽ là nghiệp vụ có số :15+30= 45 tiếp tục diễn ra như vậy đến khi chọn được 50 mẫu.

+ Chọn mẫu phi xác suất: là phương pháp chọn mẫu trong đó sẽ không cho các phần tử có cơ hội bằng nhau để được chọn vào mẫu mà KTV sẽ có quyền quyết định phần tử được chọn vào mẫu. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp nếu công việc làm quen với đối tượng kiểm toán đã được thực hiện tốt và khả năng nhạy cảm của KTV lớn thì các cách chọn mẫu điển hình thường mang lại kết quả khả quan hơn chọn mẫu thống kê. Ba kỹ thuật chọn mẫu là: chọn mẫu bất kỳ, chọn mẫu theo lô và chọn mẫu xét đoán.

+ Chọn mẫu bất kỳ: Phương pháp này ít được sử dụng bởi mang kết quả không cao, KTV nghiên cứu tổng thể và tiến hành chọn mẫu tự do. Cách này, KTV rất khó có thể khách quan khi lựa chọn mẫu còn dựa vào thói quen của KTV.

Ví dụ: Khi kiểm tra chi tiết các khoản vay, có những KTV tiến hành kiểm tra những nghiệp vụ phát sinh đầu năm, có KTV thực kiểm tra nghiệp vụ phát sinh vào tháng 12, hoặc lựa chọn các nghiệp vụ phát sinh lớn để kiểm tra.

+ Chọn mẫu theo lô: Là lựa chọn một tập hợp đơn vị kế tiếp nhau trong 1 tổng thể. Phần tử đầu tiên được chọn thì phần tử còn lại sẽ tự động được chọn.

Ví dụ: Chọn một chuỗi liên tiếp gồm 20 nghiệp vụ thanh toán lãi vay trong tháng 11

Việc chọn mẫu theo lô chỉ được chấp nhận nếu số lượng lô hợp lý. Nếu ít lô quá thì trường hợp có 1 mẫu không có tính đại diện sẽ lớn, có xét đến khả năng có sự thay đổi hệ thống kế toán. Số lượng chính xác không được định vụ thể nhưng con số hợp lý được đặt ra thường là lấy 9 lô từ 9 tháng khác nhau.

+ Chọn mẫu xét đoán: Phương pháp này thường được sử dụng vì có ưu điểm dễ thực hiện. Tuy nhiên, chọn mẫu xét đoán phải đòi hỏi KTV có kinh nghiệm cao thì sẽ mang lại kết quả khả quan hơn. Nếu khả năng xét đoán của KTV cao thì tạo cơ hội cho sự xuất hiện của mẫu đại diện. Để tăng hiệu quả của phương pháp nhận định, KTV tập trung vào phân bổ chọn mẫu theo các hướng khác nhau.

Mỗi phương pháp chọn mẫu đều có những ưu nhược điểm riêng, được áp dụng cho từng trường hợp, tùy theo những kinh nghiệm của KTV. Do đó, kết hợp các phương pháp thường mang lại kết quả cao hơn trong việc đánh giá các thử nghiệm. Để giảm khối lượng công việc của KTV và đạt hiệu quả cao hơn thì AASC nên trang bị phần mềm chọn mẫu vì đảm bảo để đảm bảo được tính “ngẫu nhiên” của các mẫu được chọn cũng như tiết kiệm được thời gian cho cuộc kiểm toán.

3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Về xem xét tính hoạt động liên tục, KTV không chỉ xét tình hình hoạt động, các sự kiện xảy ra trong quá khứ mà còn cần phải xem xét về những ảnh hưởng có thể có của các sự kiện xảy ra trong tương lai, đặc biệt là những sự kiện kiện đã sớm được cảnh báo trước và có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến phần lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Xem xét sự ảnh hưởng đó đối với ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động của đơn vị để đưa ra kết luận về tính hoạt động liên tục.

Một phần của tài liệu 547 hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w