Các tổ chức định giá cần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định viên không chỉ về chuyên môn ngành mà còn về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Một là, xây dựng các chương trình đào tạo bao gồm các kiến thức về: Lý thuyết
đầu tư, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thị trường chứng khoán và một phần nội dung của toán xác xuất thống kê.
Hai là, cần có sự phân chia theo cấp bậc về năng lực định giá để có các lớp đào tạo chuyên sâu về chuyên môn.
Ba là, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa cán bộ mới và cán bộ đã tích lũy dày dặn kinh nghiệm với chuyên môn cao. Giúp các cán bộ mới có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết.
Bốn là, các cán bộ thẩm định mới cần tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng để hoàn thành các chứng chỉ quan trọng liên quan đến ngành thẩm định giá.
4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện công tác định giá DNKN
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ
a. Đưa ra các văn bản pháp lý quy định cụ thể về việc lựa chọn tổ chức định giá DNKN
Chính phủ cần đưa ra những quy định cụ thể về lựa chọn tổ chức định giá đối với DNKN. Điều này sẽ góp phần đánh giá chính xác hơn giá trị DNKN, đảm bảo độ
tin cậy của kết quả định giá. Đơn vị định giá phải có đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp để việc thực hiện định giá DNKN. Đồng thời, nên công khai danh sách các tổ chức, đơn vị định giá đủ điều kiện hành nghề qua các phương tiện thông tin đại chúng.
b. Đưa ra các quy định về công khai các chỉ số tài chính cần thiết
Chính phủ cần đưa ra những quy định về việc công bố thông tin tài chính cơ bản của DNKN như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Thực tế, tại Việt Nam hiện nay những DNKN còn hạn chế chia sẻ thông tin ra bên ngoài vì nhiều lí do khác nhau. Việc công bố một số thông tin cơ bản sẽ giúp cho đơn vị định giá có cái nhìn chính xác hơn về tình hình năng lực tài chính của DNKN. Qua đó sẽ nâng cao hiệu quả của công tác định giá của DNKN.
c. Kiến nghị nhằm giảm thiểu cản trở về mặt pháp lý
Một là, Chính phủ nên xây dựng khung pháp lý cụ thể cho công tác định giá từng loại hình DNKN tại Việt Nam. Đây sẽ là điều kiện kiên quyết để các tổ chức định giá lựa chọn áp dụng các mô hình định giá doanh nghiệp khởi nghiệp phù hợp.
Hai là, Chính phủ nên đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện định giá DNKN cho các tổ chức thẩm định giá. Dựa vào đó làm căn cứ áp dụng linh hoạt các phương pháp, mô hình định giá DNKN tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp sẽ phù hợp với từng phương pháp định giá khác nhau vậy nên sẽ không quy chuẩn một mô hình định giá nào chung cho các doanh nghiệp khởi nghiêp.
4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính
Bộ Tài chính nên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu có mức độ tin cậy cao bời vì công tác định giá các DNKN luôn yêu cầu một nguồn dữ liệu thông tin đầy đủ và chính xác. Điều này sẽ góp phần làm nâng cao tính khách quan trong việc thực hiện công tác thẩm định của thẩm định viên. Để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu có mức độ tin cậy cao Bộ Tài chính cần:
Một là, nghiên cứu phát triển những trung tâm lưu trữ dữ liệu mang tầm cơ quốc gia. Đồng thời kết hợp với trung tâm thông tin ứng dụng CIC (Ngân hàng Nhà nước) để tăng cường khả năng kiểm soát dữ liệu.
Hai là, thành lập các công ty với chuyên môn cao về thẩm định giá các doanh nghiệp mới thành lập trên thị trường.
Ba là, cần phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về số liệu thống kê của Nhà nước cho các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành bằng cách dựa trên các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo kiểm toán. Những dữ liệu này nên được công khai minh bạch.
4.3.3. Kiến nghị đối với Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ KH&CN nên phối hợp cùng các Bộ, Ban ngành khách nhằm áp dụng công
nghệ vào trong công tác định giá DN nói chung và DNKN nói riêng. Đưa vào sử dụng
những dữ liệu cần thiết của từng DNKN nhằm mục đích phục vụ công tác thẩm định giá trị doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống thẩm định viên công nghệ cao nhằm tư vấn và hỗ trợ cho DNKN về cách thức cũng như phương pháp xác định giá trị công ty. Đưa ra những lựa chọn phù hợp và linh hoạt đối với từng loại hình kinh doanh của DNKN.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với xu thế hội
nhập, ngày càng nhiều những doanh nghiệp trẻ được thành lập với những ý tưởng táo
bạo, đột phá. Những DNKN này sẽ là nền móng để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên để làm được điều này, những doanh nghiệp trẻ cần có một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và cần được xác định giá trị một cách tương đối chính xác. Do đó, công tác định giá doanh nghiệp đặc biệt là những DNKN
đang trở nên rất quan trọng và cấp thiết.
Cơ sở lý luận về công tác định giá doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong
việc xác định về mặt phương pháp luận cũng như cách tiếp cận về trình tự, công tác tổ chức, thực hiện định giá doanh nghiệp, nghiên cứu các mô hình trong nước và quốc
tế đang được áp dụng và phân tích để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Một số vấn đề lý luận về công tác định giá doanh nghiệp đã nêu trên là những cơ sở lý thuyết căn bản, quan trọng và không thể thiếu được để đánh giá thực trạng của công tác định giá trị doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
Định giá doanh nghiệp là một quá trình nhiều giai đoạn, bao gồm cách thức tổ
chức, việc lựa chọn áp dụng phương pháp, mô hình định giá doanh nghiệp. Mỗi một phương pháp đã đưa ra đều thích ứng với những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và tầm nhìn nhận của từng nhà đầu tư, điều kiện thực tế của nền kinh tế. Đối với định
giá DNKN, không có một phương pháp nào phụ hợp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra 3 nhóm phương pháp định giá chính tiếp cận từ thu nhập, chi phí và so sánh thị trường. Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu và phân tích thêm những mô hình định giá DNKN mới đã và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới như phương pháp vốn đầu tư mạo hiểm (VC), phương pháp định giá thẻ điểm, phương
pháp tổng hợp yếu tố rủi ro, phương pháp định giá Berkus, phương pháp giá trị vòng đời khách hàng (CLV). Bài nghiên cứu đã đưa ra những phân tích và áp dụng mô hình định giá vào ví dụ thực tế, đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác định giá DNKN tại Việt Nam hiện nay.
Bài nghiên cứu cũng đã đưa ra những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp định giá doanh nghiệp nói chung và định giá DNKN nói riêng. Bên cạnh đó, tác
giả còn đưa ra những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn những mô hình định giá DNKN và đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện công tác định giá những doanh nghiệp khởi sự tại Việt Nam.
Hoàn thiện công tác và áp dụng phương pháp định giá DNKN không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình xác định giá trị DNKN và gọi vốn từ nhà đầu tư mà
còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo hàng hoá cho thị trường chứng
khoán, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Để áp dụng phù hợp hơn những mô hình định giá DNKN, cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác định giá doanh nghiệp, có những giải pháp mạnh, có quyết tâm cao và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ. Việc hoàn thiện không chỉ cần tiến hành ở phương pháp định giá phù hợp, các động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mà còn cần hoàn thiện cả ở những vấn đề cơ chế tài chính, các quy định pháp lý cho phù hợp với đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Điều đó cần được thực hiện đồng bộ với những chủ trương phát triển các thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Có như vậy việc thực hiện định giá những DNKN mới được thực hiện nhanh chóng, cập nhật, đạt hiệu
quả cao và đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển của các doanh nghiệp trẻ khi mới tham gia vào thị trường, cũng như của nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Trên đây là toàn bộ bài nghiên cứu với đề tài: Hoàn thiện công tác định giá các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam. Em hy vọng với những đánh giá so sánh, phân
tích và những giải pháp trong bài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn cho công tác định giá doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời áp dụng linh hoạt thêm những phương pháp định giá DNKN mới trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả định giá DNKN. Trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu, khó tránh khỏi những thiếu sót về kiến thức cũng như thực tế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp thiết thực của Thầy, Cô giáo khoa Tài chính Học vi ện Ngân hàng để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Anh
1. Tom Copeland, Tim Koller, Jack Murring (1990), Valuation Measuring and Managing the Value of companies, Mc Kinsey & Company. Inc.
2. Waldron, D., and C. Hubbard (1991), Valuation methods and estimates in relationship to investing versus consulting, Entrepreneurship: Theory & practice. 3. Robert (1994), 12 secrets to cashing out: how to sell your company for the most profit, Prentice Hall.
4. Damodaran (1994), Damodaran on Valuation: Security Analysis for Investment and Corporate Finance, John Wiley.
5. Angear, Thomas (1998), How to buy a company, Cambridge, UK: Director Books.
6. Zider (1998), How venture capital works, Harvard Business Review. 7. Damodaran (2000), Investment Valuation, Mc Kinsey & Company. Inc
8. Martin J. Whitman (2000), Value Investing: A Balanced Approach, Mc Kinsey & Company. Inc.
9. Damodaran (2001), The dark side of valuation, Prentice Hall.
10. Dittmann, I., E. Maug, and J. Kemper (2004), How fundamental are fundamental
values? Valuation methods and their impact on the performance of German venture capitalists, European Financial Management.
11. Franke, N., M. Gruber, D. Harhoff, and J. Henkel (2008), Venture capitalists’ evaluations of start-up teams: Trade-offs, knock-out criteria, and the impact of VC experience, Entrepreneurship Theory and Practice.
12. Levie, J., and E. Gimmon (2008), Mixed signals: Why investors may misjudge first time high technology venture founders, Venture Capital.
FINHAY COMPANY LIMITED
Add: 6th Floor, Kim Hoan Building, Cau Giay District, Hanoi
QI Q2 Q3 Q4___________
Revenue______________ ______________________________________________________________________
Subscription Software Revenue 350,338,481 367,855,405 385,372,329 373,114,207 Professional Services 40,145,
(MX) 41,750,800 20,325,846 55,494,905
Total Revenue 390,483,481 409,606,205 405,698,175 428,609.112 ^~
Cost of Goods Sold
Third Party ɔnd'or Transaction Fees 3,503,385 3,678,554 3,853,723 3,731,142 Hosting Expenses 8,758,462 9,196,385 9,634,308 9,327,855 Customer Support 12,367,596 12,862,300 14,535,438 13,348,182 Internal Engineering Support 4,144,143 4,309,909 4,193,791 3,944,122 Professional Services 32,500,958 33,800,996 35,710,428 33,639,136 TotalCOGS 61,274,544 63,848,144 67,927,689 ~ 63,990,437 Gross Profit_________________________ 329,208,937 345,758,061 337,770,487 364,618,675 Gross Margin 84.31% 84.41% 83.26% 85.07%
Tài liệu Tiếng Việt
13. Nguyễn Vũ Thùy Hương (2005), Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Viện CFA Việt Nam (2017), Vén bức màn định giá Start-up công nghệ và Fintech,
Kinh tế Sài Gòn Online. [http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019- 04-17/thu-hut-dau-tu-cho-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-70217.aspx]
15. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ phía Nhà nước, Nghị quyết số 05-NQ/TW. [http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh- doanh/2019-04-17/thu-hut-dau-tu-cho-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-
70217.aspx]
16. Quốc gia Khởi nghiệp (2019), Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Đề xuất và kiến nghị, Hà Nội. [http://khoinghiep.org.vn/thuc-trang-khoi-nghiep-o-viet- nam-hien-nay-de-xuat-va-kien-nghi- 15411.html]
17. Tech in Asia (2017), 5 điều startup cần biết để định giá doanh nghiệp, Doanh nhân Sài Gòn. [https://getflycrm.com/startup-can-biet-de-dinh-gia-doanh-nghiep/] 18. Entrepreneur (2018), 7 nhân tố định giá một startup, Khởi nghiệp sáng tạo. [http://khoinghiepsangtao.vn/tin-tuc/7-nhan-to-dinh-gia-mot-startup-phan-2/]
Q INCOME STATEMENT
FINHAV For the Quarter Ended [2018]
General and Administrative 135,276,411 140,687,467 133,267,725 139,536,930 Sales 46,154,682 35,245,624 33,780,220 25,501,800
Total Operating Expenses 424,700,272 428,933,038 414,807,138
^~ 430,039,828
Net Income (95,491,335
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VI THựC TẬP
Kính gửi: Công ty TNHH Finhay
Tên sinh viên thực tập: Chu Tuấn Hải
Mã SV: 18A4010589 Lớp: K18CLCE Khoa: Tài chính - Học viện Ngân hàng
Thời gian thực tập từ ngày: Bắt đàu từ 15/08/2018
Bộ phận thực tập: Thực tập sinh Nghiên cửu và phát triển sản phẩm Finhay
Tinh thần trách nhiệm vói công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:
θxXuat sắc □ Tốt □ Khá □ Đáp ứng yêu cầu □ Không đáp ứng yêu cầu
Đánh giá mức độ đạt yêu cầu của báo cáo tốt nghiệp:
BzXuat sẳc □ Tổt □ Khá □ Đáp ứng yêu cầu □ Không đáp ứng yêu cầu
Nhận xét chung:...IL<?U Q⅛...<h>a*e⅞...íũ^ỵùíỊ2vy...^..ưỉ2....ỉ^ỉ....b.ứỉKk.
...b.ò$...β. ÍAĨ....Vλ,Ầ2...d ⅛k....∖ ...
Xác nhận của đơn vị thực tập