Các chỉ số phân

Một phần của tài liệu 406 hoàn thiện hoạt động marketing của công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng lomostudio (Trang 30 - 33)

Theo Kotler & Armstrong (2012), để đánh giá kết quả các hoạt động marketing, doanh nghiệp cần cân nhắc đến một số chỉ số hữu ích sau:

- Mức đóng góp lợi nhuận của marketing (Net Marketing Contribution - NMC) Chỉ số này chỉ đo lường các thành phần lợi nhuận do các hoạt động marketing đem lại, được tính theo công thức:

Công thức 1.1: Tính mức đóng góp lợi nhuận của marketing

NMC = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí marketing

Chỉ số này giúp loại bỏ những khoản chi phí không liên quan đến hoạt động marketing, ví dụ như những khoản chi phí gián tiếp, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận thu được, như vậy sẽ phản ánh không đúng kết quả hoạt động marketing.

- Tỷ suất lợi nhuận marketing trên doanh thu (Marketing Return On Sales - Marketing ROS)

Tỷ suất lợi nhuận marketing trên doanh thu (marketing ROS)cho thấy phần trăm lợi nhuận đóng góp của marketing trên doanh thu thuần. Tỉ lệ này càng cao càng tốt, và được tính theo công thức sau:

Công thức 1.2: Tính tỷsuất lợi nhuận marketing trên doanh thu

Để xác định được hiệu quả hoạt động marketing, cần so sánh chỉ số này qua các năm của cùng sản phẩm hoặc chỉ số này của các sản phẩm khác nhau.

- Tỷ suất lợi nhuận marketing trên chi phí (Marketing Return On Investment - Marketing ROI)

Tỷ suất lợi nhuận marketing trên chi phí (marketing ROI) đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư vào marketing, được tính theo công thức:

Công thức 1.3: Tính tỷ suất lợi nhuận marketing trên chi phí

Marketing ROI = NMC / Chi phí marketing

Tương tự với marketing ROS, tỉ lệ này càng cao càng thể hiện kết quả tốt, và cũng cần phải so sánh qua các năm hoặc các sản phẩm khác nhau. Marketing ROI có thể lớn hơn 100%, đạt được bằng cách thu được lợi nhuận đóng góp marketing cao hơn hoặc có chi phí marketing thấp hơn.

Ket luận chương 1

Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần ứng dụng marketing một cách hợp lý và đúng đắn. Nội dung chủ yếu của hoạt động marketing bao gồm (1) Hoạt động nghiên cứu thị trường, (2) Hoạt động phân đoạn thị trường và chọn thị trường mục tiêu, (3) Xây dựng chiến lược định vị, (4) Chính sách sản phẩm, (5) Chính sách giá, (6) Chính sách phân phối, (7) Chính sách xúc tiến hỗn hợp, (8) Dịch vụ chăm sóc khách hàng. Khi phối hợp và thực hiện tốt các hoạt động này, doanh nghiệp có thể tăng khả năng thu hút khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Và để đánh giá xem hoạt động marketing có hiệu quả hay không, doanh nghiệp có rất nhiều cách, tùy thuộc vào đặc điềm và mục tiêu của hoạt động marketing đó. Nhưng, cách thông dụng nhất chính là dựa vào sự so sánh về doanh số. Tuy doanh số bán hàng còn phụ thuộc vào nhiều yêu tố chủ quan và khách quan, song doanh nghiệp vẫn có thể đánh giá được phần nào hiệu quả của hoạt động marketing thông qua sự thay đổi của đại lượng này.

Tư vấn thiết kế kiến trúc Bước đầu của dự án, Lomostudio cùng khách hàng lên ý tưởng rồi sau đó thực hiện, đưa nội dung vào bản vẽ thi công._________________________

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG LOMOSTUDIO

Một phần của tài liệu 406 hoàn thiện hoạt động marketing của công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng lomostudio (Trang 30 - 33)

w