Chỉ số tiềm năng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang trung quốc (Trang 50 - 52)

Chỉ số tiềm năng thương mại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được thể hiện tại bảng 3.7.

Bảng 3.7: Chỉ số tiềm năng thương mại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

ĐVT: Triệu USD

Mô tả 2000 2005 2010 2014 Tổng kim ngạch xuất khẩu 13.384,7 29.230,8 64.578,9 135.850,2 A. Hàng thô hay mới sơ chế 6.373,4 13.364,6 20.689,5 28.916,5

SITC-0: Lương thưc thực phẩm 3081,7 5973,4 12529,3 18517,5

SITC-1: Đồ uống và thuốc lá 17,2 69,7 253,3 364,2

SITC-2: Nguyên vật liệu dạng thô 236,8 593,4 1567,8 2280,1 SITC-3: Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn 2998,4 6711,6 6250,8 7520,8

SITC-4: Dầu, mỡ, chất béo 39,3 16,5 88,4 233,9

B. Hàng chế biến hay đã tinh chế 6.573,0 15.836,1 43.804,2 106.372,3

SITC-5: Hóa chất 114,3 452,1 1391,3 3163,4

SITC-6: Hàng chế biến 759,4 2046,7 7302,3 14643,0

SITC-7: Máy móc 1244,9 2965,9 10419,4 44687,8

SITC-8: Hàng chế biến khác 4016,0 10341,3 24606,0 43316,7

C. Hàng hóa không thuộc các nhóm

trên 438,4 30,1 85,2 561,4

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của UNSD) Qua bảng trên ta thấy, tiềm năng thương mại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ngày càng tăng. Nếu như năm 2000, Việt Nam có thể khai thác tiềm năng thương mại sang thị trường Trung Quốc (xuất khẩu thêm sang thị trường Trung Quốc) là 13,4 tỷ USD thì năm 2014 Việt Nam có thể xuất khẩu thêm sang thị trường Trung Quốc với mức tối đa là 135,9 tỷ USD. Điều này cho thấy thị trường Trung Quốc ngày càng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Nếu so sánh giữa các nhóm hàng ta thấy có sự khác nhau về tiềm năng thương mại giữa nhóm hàng thô mới sơ chế, hàng chế biến hay đã tinh chế và hàng hóa không thuộc các nhóm trên. Cụ thể là, nhóm hàng tinh chế hay đã chế biến có tiềm năng thương mại lớn nhất. Năm 2000, Việt Nam còn có thể xuất khẩu thêm một lượng hàng chế biến hay đã tinh chế với trị giá 6,6 tỷ USD sang thị trường Trung Quốc. Đến năm 2014, mức tiềm năng thương mại này (Việt Nam có thể xuất khẩu thêm sang thị trường Trung Quốc) lên đến 106,4 tỷ USD. Trong khi đó, đối với nhóm hàng thô hay mới sơ chế, Việt Nam có thể xuất khẩu thêm

Cuối cùng, hàng hóa không thuộc các nhóm trên là nhóm hàng mà Việt Nam có thể khai thác tiềm năng xuất khẩu ít nhất.

Nếu xét về từng mặt hàng thuộc các nhóm hàng trên, ta thấy rằng hàng chế biến khác là nhóm mặt hàng có tiềm năng thương mại lớn nhất và tăng dần qua các năm. Năm 2000, mức xuất khẩu này là khoảng 4 tỷ USD, đến năm 2014 con số này là khoảng 43,3 tỷ USD. Nhóm mặt hàng đứng vị trí thứ hai về mức xuất khẩu tiềm năng là nhóm hàng lương thực thực phẩm. Tiếp theo là các nhóm hàng nhiên liệu, dầu mỡ nhờn; nhóm hàng máy móc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang trung quốc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)