Mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang trung quốc (Trang 53)

khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.

Kết quả mô hình hồi quy về các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.9: Kết quả mô hình

Biến độc lập Hệ số Kiểm định z Giá trị P

Hệ số chặn -17.44 -1.80 0.071 LnGDPit 1.31 6.46 0.000 LnGDPjt 0.73 15.72 0.000 LnPOPit 1.18 0.45 0.650 LnPOPjt 0.05 0.74 0.460 LnDISTANCEij -0.51 -2.67 0.008 OPENNESSij -0.26 -1.15 0.251 OPENNESSjt 0.08 2.32 0.020 AFTA 2.77 5.63 0.000 Số quan sát: 1470 Wald chi2(8) = 1657.34 Prob>chi2: 0.000

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

nền kinh tế Việt Nam (OPENNESSit) không có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến còn lại đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05 trở lên.

Yếu tố thứ nhất là GDP của Việt Nam. Hệ số ước lượng của biến LnGDPit

mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01. Do đó, GDP của Việt Nam là yếu tố quan trọng tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, GDP của Việt Nam tăng lên thì xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng có xu hướng tăng lên.

Ta cũng thấy rằng, hệ số ước lượng của biến LnGDPjt mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01. Như vậy, khi GDP của Trung Quốc tăng lên sẽ thúc đẩy việc nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nhiều hơn.

Hệ số của biến LnDISTANCEij mang dấu âm và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,01. Điều này khẳng định rằng khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia càng xa nhau sẽ làm giảm thương mại hai chiều giữa hai quốc gia.

Hệ số của biến OPENNESSjt mang giá trị dương và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05. Điều này cho thấy khi nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu có độ mở lớn hơn thì Việt Nam sẽ xuất khẩu sang các nước đó nhiều hàng hoá hơn.

Hệ số của biến AFTA mang giá trị dương và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,01. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều hàng hoá hơn sang các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tác giả đã thực hiện ước lượng mức xuất khẩu tiềm năng và hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc.

Bảng 3.10: Mức xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2014

Năm Mức xuất khẩu thực tế - Yij (triệu USD)

Hiệu quả kỹ thuật - TEij

(%)

Mức xuất khẩu tiềm năng - Yij* (triệu USD)

2000 1536,39 34,23 4487,94 2001 1417,42 33,48 4234,02 2002 1518,33 32,72 4640,17 2003 1883,11 31,97 5890,63 2004 2899,13 31,22 9287,10 2005 3246,38 30,47 10654,96 2006 3242,84 29,72 10910,27 2007 3646,13 28,98 12581,23 2008 4850,11 28,24 17173,18 2009 5402,98 27,51 19641,37 2010 7742,95 26,78 28914,85 2011 11613,32 26,05 44574,67 2012 12835,98 25,33 50666,81 2013 13177,69 24,62 53523,96 2014 14928,32 23,91 62429,50

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Ghi chú: 𝑌𝑖𝑗∗ = 𝑌𝑖𝑗 𝑇𝐸𝑖𝑗

Kết quả tính toán cho thấy, hiệu quả kỹ thuật đạt ở mức cao nhất là 34,23% vào năm 2000 nghĩa là xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chỉ đạt 34,23% so với mức tiềm năng. Theo ước tính của mô hình thì mức xuất khẩu hàng hoá tối đa mà Việt Nam có thể đạt được năm 2000 là 4487,94 triệu USD.

Hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng có xu hướng giảm dần qua các năm và đạt ở mức thấp nhất là năm 2014, chỉ đạt 23,91%. Mức xuất khẩu hàng hoá tối đa mà Việt Nam có thể đạt được ước tính là: 62429,5 triệu USD. Tuy nhiên, trên thực tế, mức xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc mới chỉ đạt 14928,32 triệu USD.

Điều đó có nghĩa là giá trị xuất khẩu còn 47501,19 triệu USD chưa được khai thác triệt để tại thị trường này

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy rằng, hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ở mức thấp. Tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác một cách tối ưu. Cụ thể là, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là 1536,39 triệu USD. Với mức hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt 34,23% thì mức xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ là 4487,94 triệu USD (1326,39:0,3423). Tương tự như vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2014 là 14928,32 triệu USD. Với mức hiệu quả kỹ thuật là 23,91% thì mức tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ là 62429,50 triệu USD.

3.4. Thành công, hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

3.4.1. Thành công

Từ thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm qua ta thấy được một sự hợp tác lâu dài và bền vững giữa hai nước Việt- Trung. Tại nhiều cuộc hội nghị chính trị cấp cao, lãnh đạo hai nước đã khẳng định sự thành công và những kết quả đầy khởi sắc trong quan hệ thương mại của hai nước Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Từ đó đến nay, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước không ngừng tăng lên. Năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 58,6 tỷ USD, tăng 16,8 % so với năm 2013; trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 43,71 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2013 và kim ngạch xuất khẩu đạt 14,9 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2013.

Với những con số ấn tượng mà hàng hoá của Việt Nam mang về khi xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đã góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Sự đóng góp này quả là không nhỏ. Hơn thế nữa, trong

cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, có rất nhiều mặt hàng mà Trung Quốc đã và sẽ có nhu cầu tiêu thụ rất cao trong thời gian tới. Đó là động lực để Nhà nước Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng tăng cường xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc. Càng tăng được kim ngạch xuất khẩu bao nhiêu thì có nghĩa là Việt Nam càng thu được nhiều ngoại tệ phục vụ cho đổi mới công nghệ, phục vụ CNH- HĐH đất nước. Đồng thời nó còn mang đến cho các doanh nghiệp các bài học kinh nghiệm quý báu để nâng cao năng lực cũng như nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của mình trên thị trường Trung Quốc. Trong giai đoạn vừa qua, hàng hoá Việt Nam cũng đã phần nào có được chỗ đứng và tạo dựng được niềm tin tại thị trường Trung Quốc. Song một vấn đề luôn tồn tại hai mặt. Vì vậy, Việt Nam cần nhìn nhận và phân tích được mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường Trung Quốc để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhất

3.4.2. Hạn chế

- Trong quan hệ buôn bán các doanh nghiệp Trung Quốc rất nhạy bén, linh hoạt thích ứng nhanh với những thay đổi của các chính sách và pháp luật của Việt Nam. Do đó, họ luôn giành thế chủ động để xâm nhập hàng hoá vào Việt Nam, Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra khá chậm chạp, kém linh hoạt, nhạy bén, với môi trường luật pháp, văn hoá của Trung Quốc, chỉ chạy theo những lợi ích trước mắt mà không có một sự chủ động nào để tổ chức nguồn hàng hoá xuất khẩu lâu dài, ổn định mà buôn bán và cung cấp hàng hoá theo phương thức cò con hết sức thụ động, làm giảm sự tin tưởng từ phía bạn hàng, đôi khi bị nước bạn ép giá, bắt đền bù tạo ra thiệt hại lớn.

- Việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc còn gặp nhiều trở ngại như thiếu thông tin về hàng hóa, đối tác, cơ chế, chính sách xuất khẩu Trung Quốc; hệ thống đường giao thông từ Hà Nội đến các cửa khẩu sang Trung Quốc, nhất là cửa khẩu Lào Cai, không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, hành lang pháp

lý của 2 nước còn thiếu đồng bộ, quy trình giao dịch, thanh toán tiền hàng quá phức tạp.

- Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. Thương mại song phương phát triển nhưng nổi lên là tình trạng nhập siêu kéo dài của Việt Nam. Do cơ cấu xuất nhập khẩu mất cân đối và không có sự cải thiện, trong đó nhập nhiều hơn xuất, Việt Nam đang phải nhập siêu với giái trị tuyệt đối và tỷ trọng ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Từ năm 2010 đến nay, nhập khẩu từ Trung Quốc thường chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Xét về cơ cấu nhập khẩu, có thể thấy rằng phần lớn hàng hoá Việt Nam nhập từ Trung Quốc đều là hàng phụ trợ công nghiệp và tư liệu sản xuất – hàng hoá trung gian phục vụ sản xuất và nhập khẩu hai nhóm hàng này từ Trung Quốc tăng cao hơn nhập khẩu từ các khu vực khác trên thế giới.

Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này; tiếp theo là các nhóm mặt hàng như: nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giầy, nhóm điện thoại các loại và linh kiện, nhóm sắt thép các loại và sản phẩm. Nhập khẩu điện từ Trung Quốc cũng lên tới 4,65 tỉ Kwh trong năm 2012, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam. Riêng mặt hàng rau quả và thực phẩm sơ chế chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc và phát sinh nhiều hệ luỵ từ chất lượng sản phẩm như phủ tảng động vật, động vật và rau quả tươi sống không được qua kiểm dịch, sản phẩm tiêu dùng có hoá chất độc hại,...

Trong 4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khối lượng hàng hoá dịch vụ có giá trị hơn 12,45 tỷ USD, chiếm tới 30% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của cả nước và cao hơn rất nhiều so với kim ngạch nhập khẩu từ

các nước khác. Như vậy, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc cả ở đầu vào (vật tư, nguyên liệu) và đầu ra (thị trường tiêu thụ). Nếu không đa dạng hoá cả thị trường xuất khẩu lẫn nhập khẩu chúng ta sẽ càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. - Ảnh hưởng từ nước làng giềng có nền kinh tế mạnh hơn đang tác động đến kinh tế Việt Nam một cách trực diện hơn và cụ thể hơn. Đặc biệt là tác động từ trao đổi thương mại trực tiếp qua đường biên giới. Đường biên giới dài, phức tạp và khó kiểm soát đang khiến cho Việt Nam phải hứng chịu một nguồn hàng lậu khổng lồ tràn qua biên giới mỗi năm. Theo thống kê, trong năm 2014 Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 43,7 tỉ USD, nhưng phía Trung Quốc lại đưa ra con số thống kê xuất khẩu sang Việt Nam lên tới 63,7 tỉ USD. Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 20 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chưa được thống kê. Không cần phải thống kê cặn kẽ cũng hiểu rằng phần lớn trong số 20 tỉ USD đó là xuất phát từ hàng Trung Quốc nhập lậu qua đường biên giới. Điều đó gây ra cho Việt Nam nhiều thiệt hại kinh tế không lường trước được.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, hầu hết hàng Trung Quốc đều có giá rẻ từ máy móc thiết bị đến nguyên phụ liệu hay hàng tiêu dùng do chi phí nhân công ở Trung Quốc thấp. Hơn nữa, chính sách hỗ trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn được Trung Quốc duy trì. Với giá rẻ, mẫu mã, chủng loại đa dạng, phong phú, hàng hoá của Trung Quốc được nhiều người Việt Nam tiêu dùng. Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu từ Trung Quốc do giá rẻ và nhất là khi Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu.

- Thứ hai, hầu hết hàng Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế và xét về giá cả, chất lượng, hàng Việt Nam không dễ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Trong cơ cấu mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến nên hiệu quả kinh tế thấp, sức cạnh tranh thấp. Ở Việt Nam chưa có quy trình bảo quản và chế biến rau quả, các sản phẩm nông sản tốt, hầu hết công nghệ bảo quản của Việt Nam đã rất lạc hậu, cũ kỹ. Các doanh nghiệp hầu như không có đủ kinh phí để xây dựng thương hiệu cho mình và cũng nhận thức không đầy đủ vai trò, giá trị của thương hiệu trong thương mại quốc tế. Do vậy, hàng hoá Việt Nam luôn phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của Thái Lan, Singapore về giá cả, mẫu mã, chất lượng, thương hiệu.

- Thứ ba, đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, Việt Nam hầu như không có những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử dụng cho máy móc, thiết bị, đồ gia dụng. Vì vậy, những hàng hoá chất lượng thấp của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách dễ dàng.

- Thứ tư, những ngành hàng mang về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu lớn, nguồn thu ngoại tệ lớn lại phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc mà tập trung ở những mặt hàng như phân bón, giống cây trồng, thức ăn cho gia súc. Đối với những ngành hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, da giầy, đồ gỗ, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bởi vậy, việc tăng kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ đi đôi với việc nhập siêu tăng cao.

- Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả, chưa kết hợp được sức mạnh cùng hướng về một đích của tất cả mọi người. Bởi lẽ thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn thay đổi nên việc xây dựng chiến lược kinh doanh để có những

hướng đi đúng đắn và thích hợp với hoàn cảnh mới là điều rất cần thiết. Các doanh nghiệp chưa có chiến lược khai thác thị trường một cách hiệu quả, chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động nghiên cứu thị trường này, thiếu tính nhanh nhạy và năng động. Chính sự thiếu hiểu biết về thị trường này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam nằm ở thế bị động trong các hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, do không nắm vững những quy định, văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu của Trung Quốc, nên Việt Nam gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục hàng hoá, không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan hải quan, kiểm dịch Trung Quốc dẫn đến tình trạng xuất khẩu sang thị trường này khó được chấp nhận.

- Thứ sáu, trong thời gian qua, phương thức xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động xuất khẩu qua đường biên giới còn kém hiệu quả. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu nhiều rủi ro và thua thiệt tại thị trường này.

3.4.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Trung Quốc và Thái Lan đã có thoả thuận nhằm bỏ hẳn thuế quan đối với 188 mặt hàng rau quả từ Thái Lan vào Trung Quốc từ 1/1/2003. Điều này dẫn đến hàng hoá của Thái Lan có lợi thế hơn hẳn so với Việt Nam. Hơn nữa, Thái Lan đã tận dụng cơ hội, tập trung đầu tư lớn nhằm khai thác lợi thế của mình như mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang trung quốc (Trang 53)