Chỉ số bổ sung thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang trung quốc (Trang 52 - 53)

Bảng 3.8 trình bày kết quả tính toán chỉ số bổ sung thương mại (TCI). Chỉ số bổ sung thương mại được xếp theo từng nhóm mặt hàng từ SITC-0 đến SITC-8.

Bảng 3.8: Chỉ số bổ sung thương mại TCI

Mặt hàng 2000 2005 2010 2013 2014 SITC-0 88.88 91.02 91.54 94.25 94.16 SITC-1 99.98 99.83 99.89 99.92 99.95 SITC-2 96.73 96.08 94.06 93.81 93.94 SITC-3 91.53 92.41 98.19 94.88 94.34 SITC-4 99.99 99.75 99.72 99.79 99.83 SITC-5 93.62 94.51 95.61 96.24 96.19 SITC-6 93.56 97.09 99.02 98.71 99.13 SITC-7 84.23 84.12 89.87 99.97 99.42 SITC-8 88.92 88.35 86.61 89.19 88.42

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Theo kết quả của bảng trên, chỉ số TCI của Việt Nam với Trung Quốc đều cao ở các năm theo từng nhóm mặt hàng. Điều đó cho thấy rằng Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở hầu hết tất cả các mặt hàng. Chỉ số TCI cao nhất qua các năm (chỉ số này là trên 99) ở nhóm hàng SITC-1 và SITC-4, đó là nhóm hàng đồ uống, thuốc lá và dầu, mỡ, chất béo. Nhóm

hàng SITC-7 máy móc có chỉ số TCI thấp hơn so với những nhóm mặt hàng khác trong giai đoạn 2000-2010, nhưng trong những năm gần đây thì nhóm mặt hàng này có chỉ số TCI cao, đạt 99,97 vào năm 2013 và 99,42 vào năm 2014. Như vậy, nhóm mặt hàng máy móc cũng là mặt hàng có tiềm năng trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Nhóm hàng chế biến khác SITC-8 được xếp vào nhóm tiềm năng xuất khẩu thấp hơn so với những nhóm khác và chỉ số TCI gần như không biến động tăng giảm nhiều trong giai đoạn 2000 – 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang trung quốc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)